Con đường gốm sứ đạt Kỷ lục Guinness Thế giới bị phá bỏ hơn 600m

(Ngày Nay) - Con đường gốm sứ đạt Kỷ lục Guinness Thế giới bị phá bỏ hơn 600m để phục vụ công trình mở rộng đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Gần 600m tranh gốm ở Hà Nội bị phá bỏ để mở rộng đường Âu Cơ. - Ảnh: VTC News
Gần 600m tranh gốm ở Hà Nội bị phá bỏ để mở rộng đường Âu Cơ. - Ảnh: VTC News

Theo thông tin đăng tải trên báo điện tử VTC News, gần 600m Con đường gốm sứ, đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu (Hà Nội) bị phá bỏ để phục vụ cho công trình mở rộng đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Con đường gốm sứ là "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" được công nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới. Đây là công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô trong suốt 10 năm qua và cũng là nơi thu hút nhiều sự chú ý của khách du lịch khi đến Thủ đô.

Việc làm này có thể ảnh hưởng đến danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" do Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận trước đó. Bởi vậy, việc dỡ bỏ một phần con đường gốm sứ phải được báo cáo với Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới và cam kết sẽ làm bù lại.

Con đường gốm sứ đạt Kỷ lục Guinness Thế giới bị phá bỏ hơn 600m ảnh 1

Bức tranh gốm 600m đang trong quá trình phá dỡ để giải phóng mặt bằng. - Ảnh: Dân Trí

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV báo Dân Trí, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - Giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội - đơn vị trực tiếp tham gia thiết kế Con đường gốm sứ chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất tiếc vì phá dỡ đoạn tranh gốm dài 600m ở khu vực ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu. Đoạn tranh này có nhiều bức tranh gốm quý tái hiện phố cổ của cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)... Những đoạn tranh này là tình yêu, tình cảm của rất nhiều tổ chức dành cho Thủ đô Hà Nội, kể cả công sức của các nghệ sĩ, các nhà tài trợ để tạo nên từng mảnh gốm trên bức tranh.

Việc phá dỡ đoạn tranh gốm chắc chắn có ảnh hưởng đến Kỷ lục Guinness Thế giới. Tôi sẽ phải báo cáo con số này đến Tổ chức Kỉ lục Guinness Thế giới và với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại. Thậm chí chúng tôi có thể tạo nên một kỉ lục mới”.

Nhà văn, nhà “Hà Nội học” Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, con đường gốm sứ ven sông Hồng gồm nhiều chủ đề, mỗi đoạn kể một câu chuyện khác nhau. Vì thế, nếu có đập đi 600m thì cũng không ảnh hưởng chung đến bức tranh tổng thể.

“Trước nay, phát triển luôn mâu thuẫn với bảo tồn. Con đường gốm sứ ven sông Hồng cũng đã tồn tại hàng chục năm nay, mọi người đã quen mắt, quen hình. Tuy nhiên, con đường đó không thể không mở rộng bởi nó là đoạn đường chúng ta thường đón các đoàn ngoại giao đi từ sân bay Nội Bài về và cũng là đường dân sinh rất quan trọng.

Con đường gốm sứ đạt Kỷ lục Guinness Thế giới bị phá bỏ hơn 600m ảnh 2

Cảnh đoạn tranh gốm bị phá dỡ để mở rộng đường.

Còn việc trả lại bức tranh đó thì chỉ có cách sau khi công trình ở đó hoàn thiện, bên thành phố Hà Nội nên có buổi làm việc với người sáng tạo bức tranh đó và đơn vị thi công để gắn lại bức tranh gốm bên con đường bê tông mới. Đó là giải pháp phù hợp nhất và giải quyết được tất cả”, nhà “Hà Nội học” Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ thêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù việc phá dỡ đoạn tranh gốm 600m là điều đáng tiếc nhưng cũng phải chấp nhận vì giao thông đoạn đường này cũng rất quan trọng. Việc mở rộng đoạn đường sẽ giải quyết được bài toán ách tắc cũng như đảm bảo hơn về mặt lưu thông cho tuyến đường trọng yếu.

Ngay sau khi hoàn thiện con đường, hai bên đường vẫn sẽ lại có những bức thành bê tông để đơn vị thi công có thể gắn trả lại bức tranh gốm. Điều quan trọng là cân nhắc xem có nên gắn lại chủ đề cũ hay làm một chủ đề mới để phù hợp hơn với sự phát triển mới của Thủ đô cũng như thị hiếu của người dân.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng Hà Nội chính thức khởi công năm 2007, hoàn thành vào tháng 10/2010.

Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới.

Công trình dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng, mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.

Từ giữa tháng 9/2010, có nhiều vết nứt và rạn vỡ trên các bức tường dọc theo con đường này.

Năm 2015 và 2017, công trình được tu sửa, tuy nhiên sau đó tiếp tục xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.

TIN LIÊN QUAN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.