Đề xuất cách ly xã hội theo nhóm tỉnh thành

12 tỉnh thành có nguy cơ cao lây lan nCoV được yêu cầu cách ly xã hội như trước; nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp được nới lỏng nhưng phải đảm bảo an toàn.


Người dân chạy trên cầu Sài Gòn hôm 13/4. Ảnh: Quỳnh Trần.
Người dân chạy trên cầu Sài Gòn hôm 13/4. Ảnh: Quỳnh Trần.

Họp trực tuyến với Chính phủ cùng các tỉnh thành chiều 17/4, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 trình bày dự thảo Chỉ thị 17 về các biện pháp cấp bách. Nội dung do nhóm chuyên viên Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ soạn thảo, dự kiến trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày mai.    

Ngoài 14 nội dung áp dụng trên toàn quốc với tinh thần "chống dịch như chống giặc", theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về hướng dẫn cách ly xã hội từ ngày 1/4, Chỉ thị 17 dự kiến đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng nhóm, song chưa xác định thời gian thực hiện.

Đối với 12 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ cao (TP HCM, Hà Nội Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh), người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực thực phẩm, dược phẩm, hàng hoá và các dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn và làm việc tại cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao...

Người dân bị yêu cầu không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.

Các địa phương cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; hạn chế giao thông liên tỉnh; sắp xếp giao thông nội tỉnh cho phù hợp; đóng cửa các cơ sở cung ứng hàng, dịch vụ không thiết yếu.

Tại 15 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ (Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp), người dân bị hạn chế ra ngoài, không tập trung quá 10 người, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo đảm an toàn; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.

Các địa phương hạn chế vận chuyển hành khách công cộng, vận chuyển liên tỉnh; khuyến cáo hạn chế vận chuyển hành khách nội tỉnh. Các cửa hàng, cơ sở phục vụ dịch vụ không thiết yếu, một số loại hình kinh doanh, lao động tự do trên đường phố phải bị hạn chế hoạt động.

Thẩm quyền quyết định thuộc UBND các tỉnh thành nhưng phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Đối với 36 tỉnh thành còn lại - thuộc nhóm nguy cơ thấp, người dân được khuyến khích không ra khỏi nhà nếu không cần thiết; không tập trung quá 20 người nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu một mét khi tiếp xúc.

Các hình thức vận chuyển hành khách công cộng và liên tỉnh bị hạn chế; khuyến khích không mở cửa hàng phục vụ các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu; có biện pháp phòng tránh lây nhiễm với các hình thức kinh doanh, lao động tự do.

Theo Thứ trưởng Long, tinh thần chỉ thị mới là thực hiện việc cách ly theo 3 mức độ. Cao nhất là yêu cầu, thứ hai là hạn chế và thứ ba là khuyến khích. Đối với nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp có thể áp dụng mức cao hơn theo hướng dẫn nhưng phải đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ngoài ra, UBND các tỉnh thành có trách nhiệm quy định cụ thể việc thực hiện cách ly xã hội và các biện pháp áp dụng; quyết định công bố các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc công trình phải đình chỉ hoạt động.

Phát biểu tại cuộp họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, dự thảo Chỉ thị 17 để triển khai các giải pháp phòng chống Covid-19 mà Thủ tướng chỉ đạo. "Chỉ thị mới phải rõ ràng để các địa phương thực hiện, không phải thắc mắc nhiều, và quan trọng có thể áp dụng linh động với từng địa bàn", ông Đam nói.        

Hiện, 12 tỉnh thành nhóm nguy cơ cao thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4; 15 tỉnh thành nhóm có nguy cơ thực hiện Chỉ thị 15 kết hợp Chỉ thị 16 đến ngày 22/4; 36 địa phương còn lại được chủ động giãn cách xã hội nhưng phải nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.  

Theo Vnexpress
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.