Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước

(Ngày Nay) - Chấp nhận kiếm sống bằng nghề phu đào giếng là chấp nhận tính mạng bản thân mình phụ thuộc vào số phận lẫn sự rủi may...
Kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm cũng bao nỗi nhọc nhằn...
Kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm cũng bao nỗi nhọc nhằn...
Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước

Nếu nghĩ đến số tiền thù lao cho một giếng nước lên đến 10 triệu đồng, người ta vẫn nghĩ đó là một số tiền lớn tương xứng với công sức. Nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy. Để kiếm được đồng tiền từ nghề đào giếng, người phu cũng nếm trải bao nỗi nhọc nhằn, có mồ hôi, có nước mắt và có cả máu để đổi lại 1 giọt nước trong.

Con xong đại học cha sẽ thôi nghề phu đào giếng...

Theo lời kể từ gia đình ông Xuyến, người được “trời chọn” đi tìm nước cho người dân vùng khô hạn, thì không có ai truyền nghề cho ông và ông cũng không định truyền lại cho ai. Bởi, nghề này là nghề nguy hiểm, nếu không vì không biết làm gì khác ngoài ruộng đồng tới mùa mới gặt, ngoài nương rẫy đúng ngày mới thu hoạch mà gia đình thì lại bao thứ phải lo… Nếu không vì kiếm tiền, không vì mưu sinh thì ông cũng không chọn nghề làm phu đào giếng làm gì.

Có lần ông bị ngạt khí dưới lòng giếng sâu phải rung giây làm hiệu, hôm ấy chỉ có 2 cha con mà tín hiệu bên dưới đưa lên rất lâu sau người con mới nhận được. Kéo cha lên đã tím tái, khó thở, may được sơ cứu kip thời. Đã ở cửa ngõ của âm phủ, đứng chân này chân kia của hai thế giới, ông Xuyến không định truyền lại cái nghề nguy hiểm này cho con. 

“Ngày trước do nhu cầu của gia đình nên tôi tự đào giếng dùng, rồi giếng nhà tôi có nhiều nước, người xung quanh cho là mát tay nên tự truyền nhau. Ban đầu chỉ là phụ giúp nhau đào, rồi nhu cầu quanh xóm, quanh thôn, rồi họ truyền tai nhau nên tôi thành người thợ đào giếng mấy chục năm nay là vậy, chứ trời chọn đất chọn gì đâu”.

"Tôi còn đứa con gái đang là sinh viên năm 2 học trên Sài Gòn, hồi nào con ra trường, có việc làm ổn định thì chắc tôi cũng nghỉ nghề này. Già rồi, sức khoẻ yếu rồi. Xưa ở dưới giếng sâu suốt mấy tiếng ròng, có khi nửa buổi. Bây giờ cứ tầm hơn nửa tiếng là ngoi lên. Tôi không cho con trai làm nghề này, chỉ là đi phụ thôi, cửa sinh cũng đó mà cửa tử cũng đó, mình hiểu rồi thì còn đưa con vào thêm làm gì?. Ông Xuyến nói.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 1

Nếu không vì kiếm tiền, không vì mưu sinh thì không ai chọn làm phu đào giếng làm gì...

Buổi ấy, xế chiều trời vẫn còn nắng gắt, mực nước một nhánh sông La Ngà cũng cạn đến đáy trơ trọi. Biết không thể chờ đến lúc có nước, ông Xuyến ra hiệu người nhà kéo lên, báo cáo lại với chủ nhà vài điều rồi ra về hẹn mai quay lại đào tiếp.

“Nghề chọn mình chứ mình không chọn được nghề, nói nghỉ thì nói vậy thôi. Chứ khi có người cần đào giếng mà họ tìm đến tôi, chắc tôi cũng khó từ chối. Một phần vì tiền, một phần vì không thể dùng máy khoan mới cần dùng đôi tay. Mình từ chối rồi, họ lấy nước đâu mà dùng đây?”.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 2

"Nghề đào giếng là nghề tự chọn mình chứ mình không chọn được nghề!"

Cửa sinh cận kề cửa tử

Cũng vì thuộc miền cao, vùng sâu, vùng xa mà nơi đây không chỉ riêng hộ ông Xuyến hành nghề đào giếng. Cũng có những hộ khác, không có việc làm, vụ mùa thất bát nên không biết làm gì mà đời sống, kinh tế lại khó khăn nên họ không cần biết mình có kinh nghiệm hay không, có biết đào, có biết vét giếng hay không, cứ vậy tay ngang vào nghề.

Mưu sinh quan trọng, họ không cần quan tâm công việc ấy mạo hiểm nhường nào. Như lời một phu đào giếng trong thôn tên Tân, tuổi trạc 30, anh kể rằng, anh bỏ học sớm, làm nông trên mảnh vườn vỏn vẹn gần 2 sào (2000m2) đất, thu hoạch không đủ sống và chăm sóc cha mẹ lớn tuổi và một em trai chậm phát triển nên mùa này tranh thủ đi vét giếng cho người ta kiếm thêm. Nhưng đào giếng mới còn đỡ hơn là vét những giếng cũ. Bởi những giếng này đất ngâm nước lâu năm nên thành đất thường nhão, khi chui xuống, chấn động là có thể đổ sập, chôn sống người phu bên dưới bất cứ lúc nào.

“Sợ lắm, cái lạnh lẽo dưới chân và chút ảnh sáng le lói trên cao chiếu xuống không đủ lấp đi ý nghĩ có khi nào mình bị chôn sống không? Bởi bao câu chuyện người ta kể lại rồi, ông này, chú kia, xóm kia, thôn nọ… đều có người gặp tai nạn từ nghề đào giếng mà qua đời”. Anh nói.

Đời phu đào giếng - Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước ảnh 3
Có mồ hôi, có nước mắt và có cả máu để đổi lại 1 giọt nước trong.

Có tận mắt chứng kiến những khó khăn vất vả, những thiếu thốn của người dân miền núi từ công việc cho đến miếng ăn, giọt nước mới thấy có một cái nghề, một việc làm cũng lắm gian nan. Và có gặp, có thấy việc làm của đời phu đào mới thấy, lặn xuống tận “âm phủ” kiếm tiền vốn lắm chông chênh, cũng lắm nỗi niềm. 

Chọn gắn bó với nghề đào giếng thuê là một chọn lựa đánh đổi mồ hôi, nước mắt, sức khoẻ và cả tính mạng của chính mình, của chính người thân mình. Nhưng người quê khốn khó, chọn lựa không có nhiều, đôi khi họ chỉ cần biết nghề ấy có thể kiếm ra tiền, có thể trang trải cuộc sống, có thể nuôi con ăn học tới nơi tới chốn, âu với họ như vậy là cũng đủ rồi. Chấp nhận kiếm sống bằng nghề này, những người phu đào giếng dường như chấp nhận sinh mạng mình còn phụ thuộc vào số phận lẫn sự rủi may. 

Gọi nghề đào giếng là nghề gắn liền với việc sinh tử cũng không ngoa chút nào, bởi công cuộc mưu sinh của những người phu đào luôn diễn ra dưới lòng đất với muôn vàn mối nguy hiểm rình rập, và cũng không ít trường hợp phải sinh nghề tử nghiệp.

Sinh nghề tử nghiệp!

Những năm gần đây, địa phận miền núi, vùng cao, các ca tử vong do đào giếng, vét giếng có chiều hướng gia tăng.

Ngày 17/4, tại Gia Lai có 2 nạn nhân tử vong do ngạt khí khi đào giếng lấy nước sinh hoạt ở độ sâu hơn 20m. Trước đó, vào năm 2018, trường hợp đau lòng khi 3 thanh niên ở Bắc Giang vì vét giếng lấy nước dùng mà 1 người bị ngạt khí dưới lòng giếng, 2 người còn lại cố gắng xuống để giải cứu rồi cùng tử vong dưới đáy giếng sâu. 

Một trường hợp đau lòng khác do chính người phu đào giếng kể lại tại Bình Thuận, một chiếc xô kéo đất lên bị tuột quai, đổ đất ngược xuống gây chấn thương sọ não cho người bên dưới và đã qua đời hơn 3 năm trước.

Trên chỉ là một vài ca tử vong gần đây, còn có rất nhiều, rất nhiều ca thương vong đến tử vong liên quan đến nghề đào giếng. Chưa có một thống kê nào đủ đầy, nhưng vào mùa khan hiếm nước, mực nước ngầm đang sụt giảm nghiêm trọng thì nhu cầu nạo vét giếng cũ ngày càng gia tăng. Theo đó, các tai nạn liên quan đến nghề này được cho là thường xuyên và quen thuộc với người dân miền núi, miền khô hạn.

Bác sĩ Phan Tuấn, công tác tại Bệnh viên Đa Khoa tỉnh Bình Thuận, người từng trực tiếp cấp cứu nạn nhân ngạt khí chết lâm sàn, khuyến cáo " Không có đồ bảo hộ, không có những dụng cụ thoáng khí, thông thở cần thiết khi xuống lòng đất sâu là cực kỳ nguy hiểm, là đánh đu với mạng sống. Hơn nữa, đa phần những người hành nghề đào vét giếng rất "liều", họ xem thường mọi thứ chỉ làm việc theo kinh nghiệm vốn có, nên có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.". 

Cũng theo bác sĩ Tuấn, chính quyền các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác khuyến cáo người dân về những nguy cơ cũng như phổ biến những kiến thức cơ bản về an toàn lao động nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc trong quá trình đào, nạo vét giếng.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.