Đồng Nai: Một con suối sinh thái lâu đời bị tư nhân xây kè ép, dân sống trong nỗi lo lũ cuốn

(Ngày Nay) - Những ngày vừa qua, người dân sống bên bờ suối Sông Nhạn không khỏi nơm nớp lo sợ về dòng chảy dâng cao bất thường của con suối lớn này dưới tác động sai phạm xây dựng của các dự án. Nhiều người phải bỏ rẫy đi trú ẩn vì sợ lũ về, sinh thái của con suối lâu đời lẫn đời sống của người dân đều bị ảnh hưởng nhưng vẫn về phía chính quyền vẫn chưa đưa ra được giải pháp!
Lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước vẫn lên cao gần qua bờ tre. Ảnh: Xuân Thời
Lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước vẫn lên cao gần qua bờ tre. Ảnh: Xuân Thời

Chủ tịch xã khẳng định làm đúng(?)

Suối Sông Nhạn thuộc xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) là con suối sinh thái lâu đời, vốn có hành lang bảo vệ nguồn nước nhưng thời gian gần đây do nhiều nhà đầu tư đến mua đất ven 2 bên bờ suối để xây dựng các khu nghỉ dưỡng khiến dòng chảy bị ép sang phần đất của nông dân, bất chấp quy định nghiêm ngặt về bảo vệ hành lang nguồn nước của Chính phủ.

Cuối tháng 3/2020, gia đình bà Toan và ông Quân, ngụ tại Lộ 25, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngụ cư bên bờ suối Sông Nhạn đã nhờ báo chí can thiệp về việc một dự án xây dựng bờ kè lấn ra hành lang tự nhiên của suối. Điều đáng nói ở đây là việc ngang nhiên xây dựng một công trình cao hơn 2m chắn ngang tại thác Ấp Lộ 25, một dòng thác thiên nhiên lâu đời.

Đến hiện trường mùa khô, PV bất ngờ khi ghi nhận tại khu vực này bờ tre và cây cối ven dòng suối bị bới móc ngổn ngang. Thêm vào đó, chủ dự án đã cho xây vách đá dài hơn 500m, độ dày tầm hơn 40cm và cao hơn 2m ừ lòng suối thuộc địa phận xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai).

Phía dưới lòng suối, từng đống đá tảng được gom lại, xe múc đang làm việc ngay giữa dòng chảy. Bên trên, nhiều thợ hồ vẫn đang tiếp tục xây dựng, như vậy chiều cao 2m hiện tại của bờ kè nhân tạo này rất có thể sẽ còn được nâng lên. Sau khi tìm hiểu, được biết thửa đất dự án này do ông N.T.Tùng (ngụ tại TP.HCM) sở hữu và hiện đang trong giai đoạn xây dựng, san lấp cải tạo đất. 

Trao đổi qua điện thoại với ông Trần Anh Kiệt - Chủ tịch UBND xã Sông Nhạn, được ông Kiệt cho biết: “Dự án này xây dựng không lấn suối. Phía UBND xã Sông Nhạn đã đề nghị phía dự án đăng ký với Sở Tài nguyên & Môi trường. Bộ phận đo đạc của UBND huyện Cẩm Mỹ cũng đã đến kiểm tra hiện trạng và cấp phép xây dựng”. PV có nhắc đến quy định bảo vệ nguồn nước của Chính Phủ (Nghị Định 43/2015: Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch) thì được ông Kiệt phản hồi sẽ xem lại quy định này.

Trong khi đó, cùng trao đổi sự vụ với Chủ tịch UBND Huyện là ông Trần Văn Chiến, ông đã yêu cầu các đơn vị đến kiểm tra ngay sáng cùng ngày. Sau khi kiểm tra công trình và phát hiện sai phạm, tổ kiểm tra đã đình chỉ thi công đối với dự án. 

Chưa có hướng giải quyết sau 8 tháng đình chỉ sai phạm 

Cho đến nay, sau 6 tháng đình chỉ thi công dự án, mùa mưa đến nước dâng lên cao gần 2m, người dân sống bên ở bờ suối Sông Nhạn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sai phạm vẫn đang nơm nớp lo lắng vì tình trạng xâm thực của dòng chảy. Nếu tình hình này tiếp diễn thì không những ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp và đời sống của người dân mà còn phá đi sinh thái của con suối lâu đời. 

Chiều ngày 12/8, ông Lê Văn Hòa (73 tuổi) và bà Lê Thị Toan (68 tuổi), gặp chúng tôi trình bày bức xúc về hiện trạng nguy hiểm hiện tại của con suối. “Chúng tôi sống ở đây gần nữa thế kỷ nhưng chưa khi nào nhìn thấy dòng nước bị ép như vậy. Vừa qua gặp mấy trận mưa lớn, chúng tôi đều phải bỏ rẫy ra nhà con ở vì sợ lũ về. Cách đây 10 năm trước, chúng tôi cũng từng bị lũ tràn về, nước dâng lên cao cuốn trôi hết nhà cửa nên không thể không lo”, ông Hòa chia sẻ. Theo phản ánh, PV đã đến hiện trường và ghi nhận thực trạng đúng như ông bà trình bay, tuy những ngày qua lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước của con suối này vẫn dâng cao gần vượt qua bờ tre vì công trình xây dựng đang gây sức ép khiến nước bị chảy dồn về một bên. 

Dọc về hạ nguồn của bờ suối bị xây lấn còn có những công trình xây dựng từ trước, bên phần đất thuộc huyện Thống Nhất. Trong đó, có một khu nghỉ dưỡng tồn tại mà không ai biết dựa trên cơ sở pháp lý nào. Ngay phía dưới thác Ấp lộ 25, còn có một cống hộp đôi 3m đặt chắn ngang dòng suối để nối con đường bên huyện Thống Nhất và một con đường tự mở băng qua đất nông nghiệp. Vào giữa tháng 6, Phòng Cảnh sát Kinh Tế tỉnh Đồng Nai đã đề nghị điều tra về việc khai thác đất, mở đường và xây dựng lấn suối. Cơ quan Công An tỉnnh Đổng Nai cũng đã đến hiện thường ghi nhận nhưng nhiều tháng trôi qua vẫn không có động thái trả về hiện trạng để thoát lũ.

Đồng Nai: Một con suối sinh thái lâu đời bị tư nhân xây kè ép, dân sống trong nỗi lo lũ cuốn ảnh 1

Xe múc ngang nhiên hoạt động. Ảnh: Xuân Thời

Trao đổi qua điện thoại về nội dung trên với ông Lê Văn Bình (Quyền trưởng phòng Tài Nguyên và môi Trường) Ông Bình cho biết: “Trên cơ sở PV phản ánh, chúng tôi đã đến đình chỉ thi công. Hiện chúng tôi đang xin hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường xác định ranh giới hành lang bảo vệ để có hướng giải quyết. Chúng tôi vẫn đang chờ trả lời của Sở mới có hướng xử lý”.

Ông Chế Văn Thành (Trưởng phòng Kinh tế và Hạ Tầng) cho biết, đơn vị sẽ xem xét lại sai phạm xây dựng này và sớm có phản hồi với báo chí.

Nội dung Nghị Định 43/2015

Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch

 1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: 

a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; 

b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; 

c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ; 

d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.