Hà Nội: Đưa người lang thang vào cơ sở xã hội để phòng dịch COVID-19

Nhằm hỗ trợ người lang thang trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1174/SLĐTBXH-BTXH về việc tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố. 
Các trẻ lang thang xếp hàng rửa tay trước bữa cơm trưa tại trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) IV Hà Nội
Các trẻ lang thang xếp hàng rửa tay trước bữa cơm trưa tại trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) IV Hà Nội

Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Sở sẽ phối hợp với các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát các trường hợp lang thang xin ăn, bán hàng rong để có phương án trợ giúp phù hợp.

Đối với những người lang thang xin tiền, các đơn vị tổ chức tập trung đối tượng theo Quyết định 6053/QĐ-UBND ngày 29-8-2017 của UBND thành phố về tập trung người lang thang, sau đó kết nối với các địa phương - nơi người lang thang đăng ký hộ khẩu thường trú để đưa họ về nơi cư trú.

Một số trường hợp đặc biệt sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, II và IV, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Trước khi bàn giao về trung tâm bảo trợ xã hội, các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, sàng lọc đối với những người lang thang có biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19, liên quan đến các ổ dịch...

Sau khi nhận bàn giao, Trung tâm Bảo trợ xã hội I, II và IV phải thực hiện cách ly ít nhất 14 ngày với những trường hợp mới tiếp nhận; đồng thời, có phương án phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả cho đối tượng đã sống tại trung tâm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Công an thành phố tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em đi xin tiền; đồng thời, đề nghị Sở Y tế Hà Nội phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với các trường hợp lang thang trên địa bàn, để tránh lây nhiễm tại cộng đồng.

Để thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, đối với các trường hợp hết thời gian nuôi dưỡng tại Trung tâm theo quy định (3 tháng), các trung tâm bảo trợ xã hội tiếp tục quản lý đối tượng đến khi hết dịch COVID-19 hoặc khi có văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (trừ các trường hợp đang điều trị tại bệnh viện; bố, mẹ, vợ, chồng con chết; học sinh đang đi học... có xác nhận của cơ quan, đơn vị liên quan). Trường hợp đối tượng có dấu hiệu sốt, ho, đau họng hoặc qua tham vấn phát hiện đối tượng thuộc diện nghi vấn về COVID-19, cần báo ngay cho Trung tâm y tế địa phương để khám, điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp nhận khoảng 600 - 800 lượt người lang thang. Việc làm này thể hiện tinh thần nhân văn của thành phối đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội; góp phần xây dựng hình ảnh thành phố thân thiện, văn minh. Đó cũng là giải pháp trợ giúp cấp bách, kịp thời để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khiến cuộc sống của một bộ phận người dân gặp khó khăn.

Theo SK&ĐS
TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.