Hỗ trợ kịp thời các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Chiều 23/4, UBND tỉnh Bình Thuận đã họp triển khai Nghị quyết số 42/NQ- CP của Chính phủ và quyết định chi hơn 450 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID- 19.
Điểm phát gạo miễn phí tự động tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Điểm phát gạo miễn phí tự động tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Tính đến ngày 22/4, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã tiếp nhận danh sách đối tượng người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo của các huyện, thị xã. Sở đã hoàn thành thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách 4 địa phương đã đủ các nhóm đối tượng trên, gồm các huyện: Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Phú Quý và thị xã La Gi.

Dự kiến ngày 25/4, các địa phương trong tỉnh sẽ bắt đầu chi trả hỗ trợ cho nhóm đối tượng: người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các đối tượng còn lại tiếp tục được rà soát, thống kê và sẽ được chi trả vào đầu tháng 5/2020.

Tuy nhiên, đại diện các ban, ngành, địa phương cho rằng do chưa có hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành Trung ương nên việc triển khai còn lúng túng. Hiện nay, các địa phương còn gặp khó khăn trong việc rà soát, dễ trùng lặp, bỏ sót đối tượng do trên thực tế, một người có thể thuộc nhiều đối tượng (vừa thuộc diện hộ nghèo vừa là người có công)… Bên cạnh đó, việc quản lý các đối tượng lao động tự do hiện nay cũng khá khó khăn. Để tránh xảy ra tình trạng trục lợi, các đơn vị cũng đề nghị nên thành lập các tổ, ban giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách này.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai đã yêu cầu các địa phương, ban, ngành triển khai chi trả ngay tới 4 đối tượng: hộ nghèo, cận nghèo, người hưởng trợ cấp xã hội và người có công với cách mạng. Đối tượng nào thông tin đầy đủ, thẩm định chính xác thì tiến hành chi hỗ trợ trước, không để người dân chờ đợi quá lâu. Các đối tượng còn lại phải được rà soát, lập danh sách và thẩm định. Các địa phương vừa cụ thể hóa từng công việc theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 42 , vừa cập nhật những chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương để việc chi trả đúng đối tượng, đúng trình tự, tiến độ và chính xác. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành, đoàn thể đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương thực hiện chi trả, kiểm tra, giám sát không để xảy ra lợi dụng, trục lợi chính sách.

*Ngày 23/4, năm cây ATM gạo tại tỉnh Gia Lai đã đi vào hoạt động, hỗ trợ cho hàng ngàn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Các ATM gạo này được gia đình chị L.H, một người thường xuyên tổ chức các cuộc từ thiện quy mô lớn tại tỉnh Gia Lai tài trợ kinh phí lắp đặt, đồng thời kêu gọi nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng góp thêm gạo, một số mặt hàng nhu yếu phẩm để trao tận tay cho người dân khó khăn trên địa bàn.

Các cây ATM gạo nói trên được đặt tại 5 địa điểm: Nhà văn hóa thanh, thiếu nhi, UBND xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), Nhà văn hóa xã Ia Băng (Huyện Chư Pưh), Nhà văn hóa huyện Ia Grai (Huyện Ia Grai) và Trung tâm điện máy Hòa Phát (huyện Đức Cơ). Đây cũng chính là những địa chỉ tiếp nhận hỗ trợ gạo từ các nhà hảo tâm để các ATM này được hoạt động lâu dài, liên tục.

Sau khi chiếc ATM gạo đầu tiên được khởi động tại UBND xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, hàng trăm người dân, đa số là người dân tộc thiểu số đã đến nhận hỗ trợ. Người dân đến nhận gạo đều được hướng dẫn xếp thành hàng theo khoảng cách an toàn; rửa tay bằng nước sát khuẩn rồi đến nhấn nút tại ATM để nhận gạo. Một người có thể nhận 2 lần mỗi ngày vì ATM hoạt động từ 8 giờ 30 phút - 10 giờ 30 phút  và 14 giờ 30 phút - 16 giờ 30 phút hàng ngày. Ngoài 2 kg gạo, người dân còn được nhận thêm 10 quả trứng gà, 5 gói mì tôm, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm và 1 chai nước rửa tay sát khuẩn.

 *Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Định tổ chức các điểm phát gạo, hỗ trợ cho công nhân ở khu Công nghiệp Long Mỹ và khu Công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Có khoảng 3.500 công nhân được phát 10kg gạo mỗi người nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn do mất việc làm.

Ông Lương Đình Tiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Định cho biết: "Ở các Khu công nghiệp Long Mỹ và Phú Tài có hàng ngàn công nhân, trong đó có nhiều công ty gặp khó khăn, cắt giảm việc làm trong thời gian dịch bệnh COVID-19 nên nhiều công nhân đang gặp khó khăn cần được hỗ trợ kịp thời. Đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận được hơn 80 tấn gạo và đã phát được 41 tấn thông qua cây “ATM gạo”; sẽ hỗ trợ hết số gạo cho các đối tượng khó khăn trong một vài ngày tới".

Tính đến chiều 23/4, Ban Cứu trợ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã tiếp nhận hơn 4 tỷ đồng tiền mặt từ 150 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Ban đã chuyển 1,5 tỷ đồng vào ngân sách tỉnh để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời triển khai hỗ trợ khẩn cấp 300 triệu đồng cho các hộ dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Xổ số kiến thiết Bình Định cũng hỗ trợ 1.502 người bán vé số khó khăn, mỗi người 10 kg gạo và xuất 118,5 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh để hỗ trợ đột xuất cho 237 người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ủy ban cũng đã chuyển các vật dụng, trang thiết bị phòng chống dịch gồm: 520 chai dung dịch nước sát khuẩn, 320 lọ thuốc dung dịch xịt mũi Ninosat, 640 hộp thuốc bổ, 500 bộ kit xét nghiệm COVID-19, 5.000 khẩu trang… của các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Sở Y tế tỉnh Bình Định điều phối sử dụng phòng, chống dịch.

Theo Báo Tin tức
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.