Hơn 4.100 người bán vé số ở Hậu Giang đã được hỗ trợ do COVID-19

UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hôm nay (15/6), tỉnh đã chi hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gần 99 tỷ đồng.
Người bán vé số là một trong các nhóm đối tượng nhận được hỗ trợ do đã 'thất nghiệp' trong tháng 4 bởi dịch COVID-19.
Người bán vé số là một trong các nhóm đối tượng nhận được hỗ trợ do đã 'thất nghiệp' trong tháng 4 bởi dịch COVID-19.

Trong đó, đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng, các địa phương trong toàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức thực hiện chi tiền hỗ trợ và đến nay đã hoàn thành 100% tiến độ.

Cụ thể, người có công với cách mạng có 5.292 người đã được hỗ trợ gần 8 tỷ đồng; còn đối tượng bảo trợ xã hội có 25.046 người được hỗ trợ tổng số tiền hơn 37,5 tỷ đồng.

Đối với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, việc hỗ trợ cũng đã hoàn thành 100%. Trong đó, có 33.130 người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ hơn 24,8 tỷ đồng và 32.955 người thuộc hộ cận nghèo nhận được hơn 24,7 tỷ đồng. 

Riêng đối với người bán lẻ vé số, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang đã hỗ trợ cho 4.118 người (mức 900.000 đồng/người) với tổng kinh phí là hơn 3,7 tỷ đồng.

Đối với hộ kinh doanh khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm, đến nay, đã có 8/8 đơn vị đã có quyết định phê duyệt danh sách, với 82 hộ, kinh phí 82 triệu đồng, các địa phương đang thực hiện chi.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 1.206 đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm và người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ trong tháng 4/2020 (mỗi đối tượng được hỗ trợ 1 triệu đồng). 

Về tình hình dịch bệnh COVID-19, tại Hậu Giang hiện có 2 trường hợp đang theo dõi cách ly. Trong đó, một người là N.D.T (22 tuổi) về từ tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), đi qua cửa khẩu tỉnh Hà Giang bằng đường bộ, không qua trạm kiểm soát, không khai báo y tế, sau đó đi xe về Hậu Giang, đã được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A và xét nghiệm kết quả âm tính với SARS-CoV-2 lần thứ 1. Người còn lại là mẹ của N.D.T.

Tổng số xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Hậu Giang đến nay là 570 mẫu, kết quả tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính. Số người dân Hậu Giang được cách ly tập trung tại các tỉnh khác là 211 người, tất cả đã đủ thời gian cách ly.

Theo tổng hợp của Sở Y tế Hậu Giang, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này là khoảng hơn 152 tỷ đồng, hiện đã được cấp hơn 115 tỷ đồng và đang trình UBND tỉnh bổ sung 36,7 tỷ đồng…

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.