Miễn phí nhưng... vô giá

[Ngày Nay] - Giữa mùa dịch, ở nhiều tuyến phố Hà Nội đã bắt đầu thấp thoáng cây ATM phát khẩu trang miễn phí. Nhiều tấm lòng hảo tâm không ngần ngại phát gạo, mì, thực phẩm miễn phí cho người nghèo. Càng lúc khó khăn, những đồ miễn phí càng được nhân rộng.
Miễn phí nhưng... vô giá

Tất cả đều 0 đồng

Những ngày nửa cuối tháng 8, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, một số cây ATM phát khẩu trang miễn phí ở Hà Nội nhanh chóng được dựng lên tại một số địa điểm: Ngã tư Lê Văn Hưu giao Ngô Thì Nhậm, đường Lạc Trung, Giảng Võ, Bà Triệu... Cây ATM khẩu trang ở phố Lê Văn Hưu thu hút được khá nhiều bước chân người dân dừng lại bởi đây là vật dụng không thể thiếu mùa COVID-19.

Rõ ràng, một cốc nước lọc, một chiếc khẩu trang chỉ đáng giá vài ngàn đồng, tuy miễn phí nhưng lại có giá trị vô giá, mang đến ý nghĩa lớn lao, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội...

Số lượng khẩu trang hết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 2 - 3 giờ đồng hồ, chiếc máy đã hết veo. Vì tốc độ “hao hụt” quá nhanh nên mỗi cây ATM đều có dán thông báo mỗi người chỉ nên lấy từ 1 - 3 cái khẩu trang y tế. Bên cạnh chiếc ATM khẩu trang là dăm ba lọ dung dịch sát khuẩn miễn phí, giúp mọi người khi đến nhận khẩu trang có thể sát khuẩn phòng bệnh COVID-19.

Miễn phí nhưng... vô giá ảnh 1

ATM Gạo ở Hà Nội.

Anh Nguyễn Văn Phương – nhân viên Công ty Vedette, một trong những công ty tài trợ cho chiến dịch ATM khẩu trang miễn phí cho biết, dự kiến công ty sẽ phát khoảng 20.000 khẩu trang miễn phí cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Dự án mới triển khai nên thiết kế của những cây ATM này còn thô sơ, chưa kiểm soát được lượng khẩu trang mà mỗi người dân Thủ đô đến nhận, dẫn đến việc người lấy nhiều, người lấy ít, đến muộn thì hết sạch.

Trước đó, để cùng cộng đồng vượt qua thời điểm khó khăn vì dịch bệnh, một chiếc máy ATM phát gạo miễn phí tại Hà Nội đã được đặt trong khuôn viên nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). Mỗi lần nhấn nút, người dân được nhận đúng 3kg gạo. Tất cả đều 0 đồng, một người có thể quay lại lấy 2-3 lần khi đã sử dụng hết số gạo của lần trước. Hoạt động của chiếc “ATM gạo” diễn ra từ 8-17h, người dân được hướng dẫn xếp hàng cách nhau 2m, khẩu trang đầy đủ. Có những hôm, hàng trăm người dân là lao động nghèo, người khó khăn... đứng kín sân nhà văn hóa.

Ngoài những chiếc “ATM miễn phí”, ngay từ đợt dịch lần 1, những người vô gia cư và sinh viên nghèo tại quận Hà Đông, Hà Nội có thể ra nhận thực phẩm miễn phí tại tòa nhà Kpark Văn Phú, ngã tư Cột đồng hồ Văn Phú hay ngã tư Ngô Thì Nhậm... Còn người dân nghèo xung quanh quận Ba Đình lại rủ nhau đến ngã năm Hàng Than - Hòe Nhai - Nguyễn Trường Tộ, lấy cho mình một túi đồ ăn nhỏ để qua bữa. Những suất ăn không phải trả bất cứ khoản tiền nào... Với những người lao động vất vả ở Thủ đô, dịch bệnh đồng nghĩa với mất việc hoặc công việc bấp bênh, đồng lương ít ỏi, đồ miễn phí trở nên quý giá hơn bao giờ hết.

Miễn phí nhưng... vô giá ảnh 2

ATM Khẩu trang.

Anh Nguyễn Phan Huy Khôi, chủ một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã không ngần ngại bỏ ra  hơn 100 triệu đồng mua lương thực, thực phẩm phát miễn phí cho người nghèo. Đồ miễn phí được đặt trên phố Yết Kiêu và nhiều tuyến phố khác quanh Hà Nội. Mỗi suất thực phẩm miễn phí gồm mì gói, trứng gà, khi thì xúc xích, bánh mì... Phía trên chiếc bàn để la liệt những gói quà nhỏ là chiếc băng rôn với dòng chữ: “Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”...

Nốt nhạc yêu thương

Biết bao người lao động nghèo đã vượt qua những ngày giãn cách bằng những chiếc khẩu trang miễn phí, những suất gạo nghĩa tình hay gói thực phẩm 0 đồng... Không nói nhiều về bản thân, anh  Nguyễn Phan Huy Khôi chỉ hi vọng hành động nhỏ bé của mình sẽ chia sẻ được nỗi vất vả với mọi người giữa mùa dịch.

Miễn phí nhưng... vô giá ảnh 3

Bánh mì miễn phí.

Không phải đến khi COVID-19 bùng phát, giãn cách xã hội thực hiện, những đồ miễn phí phát cho người dân mới xuất hiện. Trước đó, khi chuỗi ngày nắng nóng 40 độ liên tục dội xuống miền Bắc, nhiều cá nhân, tổ chức đã chung sức giúp đỡ  người lao động nghèo phải bươn trải mưu sinh ngoài đường phố.

Ngay từ những ngày đầu người dân Hà Nội phải phơi mình giữa cái nắng như đổ lửa, người ta đã trông thấy những bình nước miễn nằm lặng lẽ và khiêm tốn trên vỉa hè, dưới gốc cây cạnh các phòng giao dịch của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội trên hồ Hoàn Kiếm.

Xa trung tâm hơn, ở ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội), một bình trà chanh miễn phí cùng thùng đá sạch, bịch cốc và vài chiếc ghế nhựa để ngay ngắn vỉa hè, chờ những người đi đường dừng chân giải nhiệt. Tương tự, ngã ba Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh (quận Đống Đa, Hà Nội) và trước số nhà 381 Giải Phóng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng xuất hiện những bình trà miễn phí giúp người dân giải khát.

Miễn phí nhưng... vô giá ảnh 4

Tủ quần áo miễn phí.

Ngoài nước uống, người lao động còn được sử dụng tủ bánh mì 0 đồng đặt ngay ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ với lời nhắn: “Bánh mì miễn phí. Mỗi người một ổ, xin cảm ơn”. Hay một tủ quần áo miễn phí ở phố Quán Sứ liên tục được “lấp đầy” bằng những chiếc quần, cái áo đã qua sử dụng nhưng vẫn lành và sạch sẽ...

Hết cơm, đến cháo, rồi nhiều đồ ăn khác từ thiện ở các bệnh viện, nhà dưỡng lão... được trao tay khắp Hà Nội đúng tinh thần lá lành đùm lá rách, bầu bí thương nhau. Rõ ràng, một cốc nước lọc, một chiếc khẩu trang chỉ đáng giá vài ngàn đồng, tuy miễn phí nhưng lại có giá trị vô giá, mang đến ý nghĩa lớn lao, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội... Giữa nhịp sống xô bồ còn nhiều chuyện bức xúc như bắt cóc trẻ em, đánh nhau gây lộn giữa phố... thì nếp văn hóa phát đồ miễn phí, chia sẻ khó khăn với nhau là nốt nhạc yêu thương khiến cuộc sống đẹp hơn, gắn kết mọi người với mọi người.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.