Quốc hội tháng 5 dự kiến họp trực tuyến kết hợp tập trung

UB Thường vụ QH dự kiến tổ chức kỳ họp thứ 9 QH khóa 14 vào tháng 5 theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà QH. 
Quốc hội tháng 5 dự kiến họp trực tuyến kết hợp tập trung

Tổng thư ký QH vừa có văn bản gửi đến các ĐBQH thông báo về kỳ họp thứ 9. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, dù có ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã rất cố gắng trong chuẩn bị các nội dung cũng như các điều kiện bảo đảm của kỳ họp thứ 9.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị, tổ chức, tiến hành kỳ họp trong điều kiện hiện nay cần được cân nhắc kỹ. Căn cứ các quy định của pháp luật, tình hình thực tế, UB Thường vụ QH dự kiến tổ chức kỳ họp thứ 9 theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà QH.

Họp trực tuyến 5 - 7 ngày

Kỳ họp dự kiến khai mạc trong khoảng ngày 20 đến 25/5 tới đây và chia thành 2 đợt.

Đợt 1 họp trực tuyến (dự kiến trong 5 - 7 ngày) qua cầu truyền hình từ Nhà QH đến 63 đoàn đại biểu các tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Đại biểu ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu địa phương đó.

Đại biểu công tác tại Hà Nội (dự kiến khoảng 165 người) tham gia tại hội trường Diên Hồng, Nhà QH và sẽ bố trí khoảng cách ngồi phù hợp để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Tổng thư ký QH cho hay, việc thực hiện họp trực tuyến vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về kỳ họp QH. Đã có nhiều hội nghị trực tuyến được tổ chức từ trụ sở Nhà QH đến 63 tỉnh, TP, chất lượng truyền hình ảnh, âm thanh khá tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ họp QH.

Văn phòng QH đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống trực tuyến, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nâng cấp phần mềm biểu quyết được cài đặt trên thiết bị di động của đại biểu QH.

Nội dung của đợt 1 là họp trù bị, khai mạc kỳ họp; những nội dung không mật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng (như các dự án luật đã được QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8...); xem xét, quyết định một số vấn đề cấp thiết như hiệp định EVFTA hoặc một số chính sách, giải pháp liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh…

Thời gian phát biểu, tranh luận của đại biểu theo quy định hiện hành. Đại biểu tại 63 điểm cầu ở địa phương đăng ký phát biểu qua đường dây nóng, bảo đảm các cuộc gọi đăng ký được thông suốt, không bị nghẽn mạng, kịp thời chuyển đến chủ tọa điều hành.

Việc biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp tại phiên trù bị được thực hiện bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động).

Trường hợp có những nội dung cấp thiết cần QH sớm quyết định có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức biểu quyết: Bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động); bỏ phiếu kín (ghi phiếu và gửi về UB Thường vụ QH).

Họp tập trung 7 - 10 ngày khi kết thúc dịch

Đợt 2, sau khi công bố kết thúc dịch, sẽ mời đại biểu QH về họp tập trung trong khoảng 7 - 10 ngày để xem xét các nội dung mật, biểu quyết thông qua luật, nghị quyết; bế mạc kỳ họp,...

Tổng Thư ký QH cho biết, tại phiên họp thứ 44 (dự kiến khai mạc ngày 20/4), UB Thường vụ QH sẽ xem xét tổng thể công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp để quyết định triệu tập kỳ họp và gửi xin ý kiến đại biểu QH về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9.

UB Thường vụ QH cũng đề nghị các đoàn ĐBQH và UB MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc TƯ phối hợp, có cách thức phù hợp để đại biểu QH tiếp xúc cử tri, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế ở địa phương; kiến nghị, đề xuất phương án để báo cáo UB Thường vụ QH.

Theo Vietnamnet
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.