Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương

(Ngày Nay) - Nước ở đâu đổ về, hung tợn, ráo riết, miền Trung chìm lút trong mưa lũ trắng trời. Bao nhiêu người đã ngủ sâu trong nước, lấp vùi trong đất đá, tiếng rên xiết hun hút vào màn mưa rền rĩ. Miền Trung tan thương đói lạnh, mà ở một nơi tạm gọi là ấm êm như Sài Gòn cũng có bao người ruột gan quặn thắt. Và không ai nhắc, không ai ép, người Sài Gòn ra sức kêu gọi, họ nhín nhút chút của nả, họ chắt bóp chút chi tiêu, không quản ngại gian khó… cùng một lòng tiếp sức cho miền Trung.
Những mạnh thường quân nhỏ tuổi tại đêm nhạc "Thương về miền Trung"
Những mạnh thường quân nhỏ tuổi tại đêm nhạc "Thương về miền Trung"

Lòng người tha hương

“Làng tôi trôi ra sông rồi Huyền ơi!”, là tin nhắn gửi đến nhà báo, nhà văn Phương Huyền, công tác tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM, trong một ngày miền Trung bão nổi. Phương Huyền từng có một đoạn tuổi thơ tại quê cha Quảng Bình, từng phải đứng nhà hàng xóm khóc nghẹn nghe cha thét gào trong giông gió; rằng, … “nuôi dùm con tôi với”. “Cha cùng mẹ khi ấy đang bám mái nhà trồi sụt giữa con nước dữ. Gia đình tôi may mắn vượt qua, nhưng ký ức đó không gì bôi xóa được”, Phương Huyền chia sẻ. Nên lẽ ra vì nhiều lý do, Phương Huyền không thể đứng ra kêu gọi quyên góp, nhưng những tin tức đau xót liên tục đưa về khiến Huyền không thể ngồi yên. Và chị quyết định cùng bạn bè “phải làm gì đó” để hướng về khúc ruột miền Trung.

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 1

Nhóm Tâm Đạo cùng dân địa phương nấu cơm hỗ trợ cho xã Vĩnh Sơn, xã Gio Mỹ, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị

Một lời kêu gọi quyên góp, một ngày để hoàn tất kế hoạch thực hiện đêm nhạc “Thương về miền Trung”, cho đến nay, hiện vật, hiện kim mà Phương Huyền và nhóm thiện nguyện Tâm Đạo nhận được đã lên đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó có 30 máy lọc nước, 1000 gói sát khuẩn, tổng trị giá 500 triệu. Đấu giá 2 bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long thu về được 72 triệu. Tiền mặt gửi về các tài khoản cá nhân như của Phương Huyền, đạo diễn Lưu Huỳnh, diễn viên Ngọc Lan, nhóm Tâm Đạo… tính tổng cũng vào khoảng 800 triệu.

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 2

Phương Huyền cho biết, một phần quỹ quyên góp được dành để mua nhu yếu phẩm cần thiết để cứu trợ khẩn

Phương Huyền xúc động: “Thật sự rất biết ơn tấm lòng sẻ chia của mọi người. Hiện tại đã trích tiền ủng hộ mua áo phao, nhu yếu phẩm cần thiết để gửi ra Huế và Quảng Bình. Trước mắt là liên kết với tình nguyện viên ở những nơi cần cứu trợ kịp thời. Sau đó, sẽ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ. Huyền và các bạn đã có kế hoạch trực tiếp đến tận nơi để cứu trợ”.

Và cũng như Phương Huyền, những đứa con của miền Trung, trú ngụ tại Sài Gòn, cũng đang ngày đêm đau thắt ruột gan khi nghĩ về đất mẹ. Nhà của luật sư Nguyễn Đăng Tư ở làng Lam Thủy, Hải Lăng, Quảng Trị. Lam Thủy bị nước bạc dâng lên rồi rút xuống đã ba lần. Anh Nguyễn Đăng Tư tâm sự: “Theo người làng báo về, giờ nước đang ngấp nghé mép thềm, chờ mưa lớn là xông vào nhà lần bốn. Đã hơn 13 ngày làng tôi bị cô lập, là hơn 13 ngày chỉ có mắm, muối, cá khô, mì tôm qua bữa, không được một cọng rau nào”.

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 3

Nhóm của luật sư Nguyễn Đăng Tư chọn mặt hàng cứu trợ là rau củ, vì hoa màu đã bị lũ lụt tàn phá hết


Với phương châm hỗ trợ thiết thực, Nguyễn Đăng Tư cùng bạn bè đã quyên góp tiền, cùng đến chợ đầu mối mua rau củ gửi về quê. Đứng trước xe hàng chất chứa bao nhiêu nghĩa tình, Đăng Tư nói về lý do mình chọn cách này để san sẻ: “Chúng tôi chỉ chọn những loại rau củ để được lâu đem về chia cho dân làng, cải thiện bữa ăn khi nước đã dần rút. Nước lũ tàn phá hết hoa màu, rau đang rất đắt đỏ, sắp tới đây sẽ rất thiếu thốn. Trong tầm sức của mình, đây là việc nhỏ nhoi chúng tôi có thể làm cho người dân”. Việc nhỏ, nhưng nếu không ai nghĩ, không ai làm thì cũng không thể giúp được người cần giúp. Hiện tại, luật sư Nguyễn Đăng Tư cùng trang Vietnambusinessinsider đang vận động quyên góp sách vở, dụng cụ học tập, quần áo cho trẻ em, học sinh Quảng Trị. Hy vọng sắp tới những món hàng cứu trợ này sẽ giúp các em mau chóng ổn định tâm lý, sớm ngày được đến trường học tập.

“Máu chảy ruột mềm”

Có những câu chuyện, chỉ ai tận mắt chứng kiến mới thấy tấm lòng người Sài Gòn hồn hậu biết bao nhiêu. Như lời nhắn: “Em chỉ có từng này, mong thông cảm và nhận giúp tấm lòng của em”, của một bạn công nhân xưởng may ở quận Tân Phú, gửi về khi chuyển tiền quyên góp. Bạn ủng hộ 200.000 đồng và e ngại số tiền quá ít, nên nhờ giấu tên và “năn nỉ cảm thông”. Hai đợt Covid, khiến em phải một tuần làm, một tuần nghỉ vì thiếu hàng. Làm ít thì lương ít, và để góp chút lòng cho miền Trung, em công nhân ấy đã chắt bóp rất nhiều. Hai chữ “cảm thông” là để nói về em, người dù không dư dả nhưng đã biết “cảm thông” và chia sẻ nỗi đau với đồng bào.

Người Sài Gòn lũ lượt đưa hàng hóa cứu trợ ra Trung, người Sài Gòn lũ lượt đến các thùng quyên góp. Đến chị bán vé số, cô bán hàng rong, các em học sinh,… cũng chẳng nề hà ít nhiều, dư thiếu mà sẵn sàng góp một chút lòng. Nghĩ tới cảnh đồng bào gặp nạn, điều kiện khó khăn, nhiều nhà chỉ có thể nhai mì tôm sống qua ngày, rất nhiều phường hội, khu dân cư tổ chức nấu bánh chưng, bánh tét, làm bánh khô… để cứu trợ.

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 4

Diễn viên Lương Thế Thành trao hàng cứu trợ cho các em nhỏ vùng lũ


Không chỉ Thủy Tiên, nhiều nghệ sĩ tại Sài Gòn cũng không ngần ngại bị dèm pha để ra mặt quyên góp. Không sợ điều tiếng, phiền phức, rất nhiều người đã trực tiếp đến vùng lũ, như Phi Nhung, vợ chồng Lý Hải – Minh Hà, Lương Thế Thành - Thúy Diễm… Cũng rất nhiều nhà xe bắt đầu phát động chương trình “chuyến xe tử tế”, nhận vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ ra miền Trung, như nhà xe Tân Quang Dũng, Công ty chuyển phát nhanh An Pha Nam… Các doanh nghiệp lại càng không ngần ngại ủng hộ hiện vật, hiện kim để sản sẻ cùng đồng bào.

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 5

Những chuyến xe "0 đồng" tử tế

Biết rằng không chỉ Sài Gòn mới hướng về miền Trung, nhưng ở thành phố tiềm lực lớn như Sài Gòn, một khi người dân đã đồng lòng cứu trợ thì hiệu quả đạt được quả thật rất đáng nói. Theo thông tin từ Ban cứu trợ - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, thành phố đang tổ chức các đoàn cứu trợ nhanh chóng đến các tỉnh miền Trung. Với chương trình “Chung tay hướng về miền Trung”, trong đợt 1 quyên góp, Ban cứu trợ - UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã tiếp nhận số tiền ủng hộ hơn 7,4 tỉ đồng và hàng hóa có giá trị hơn 300 triệu đồng từ các doanh nghiệp, cá nhân.

Hội Chữ thập đỏ TP.HCM chỉ trong một ngày phát động đã nhận được tổng số tiền mặt và hiện vật có giá trị hơn 1,1 tỷ đồng. Theo thông tin từ Hội, con số này đang tăng lên từng giờ. Cùng với các tổ chức, cá nhân tự phát, Hội Chữ thập đỏ TP.HCM cũng đang phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Tấm lòng người Sài Gòn hướng về đồng bào miền Trung yêu thương ảnh 6

Những ngày này, khắp nơi đều là không khí hướng về miền Trung ruột thịt


Miền Trung là khúc ruột, người trong một nước là đồng bào, “máu chảy ruột mềm”, những ngày này, ai ai cũng đau đáu hướng về tâm lũ. Và Sài Gòn vẫn như mọi ngày xô bồ, nhộn nhịp, sự năng động hiện đại có thể khiến người ta liên tưởng đến nếp sống công nghiệp, lạnh lùng. Nhưng chỉ có người ở đây, thuộc về nơi đây mới biết, ẩn trong thành phố này là sự hồn hậu, hào phóng đến ngạc nhiên. Hy vọng với sự giúp sức của Sài Gòn và đồng bào khắp nơi trên đất nước, miền Trung sẽ sớm vượt qua nỗi nhọc nhằn.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.