Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng

(Ngày Nay) - Bộ Công Thương xác định, phát triển ngành điện phù hợp với chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng ảnh 1

Điện lưới quốc gia đã và đang về tới các xã đảo xa.

Trong bối cảnh tăng trưởng hiện nay, nhu cầu điện năng luôn ở mức cao, ngành điện đã có rất nhiều nỗ lực trong phát triển và cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Dù vậy, ngành điện vẫn vấp phải nhiều khó khăn mà theo một số chuyên gia dự báo, trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng.

Những rào cản chưa thể “xóa sổ”

Lưới điện 500 kV vốn là xương sống của hệ thống điện Việt Nam với chiều dài hơn 1.500 km chạy dọc từ Bắc vào Nam. Hệ thống này đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng năng lượng toàn quốc và ảnh hưởng tới độ tin cậy cung cấp điện của từng miền. Trong những năm qua, chất lượng cũng như độ tin cậy cung cấp điện liên tục được cải thiện trong suốt giai đoạn từ 2016 - 2019.

Tuy nhiên, lưới điện 220 kV, 110 kV hiện tại chưa đảm bảo dự phòng theo tiêu chí N-1, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Nam nên trong các trường hợp sự cố nguồn, sự cố lưới và phụ tải cao vẫn có thể dẫn đến quá tải cục bộ các đường dây 220 kV liên kết.

Theo tính toán của EVN, nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia trong năm 2020 dự kiến đạt 255,6 tỷ kWh, tăng 6,5% so với năm 2019, thấp hơn khoảng 4 tỷ kWh (do ảnh hưởng của dịch COVID-19) so với mức dự báo tại Quyết định số 3733/BCT-QĐ ngày 16/12/2019 của Bộ Công Thương về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2020.

Còn theo kết quả dự báo mới nhất của Viện Năng lượng tính toán cho đề án Quy hoạch điện VIII, ở kịch bản cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021 - 2030 với điện thương phẩm năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh. Điện thương phẩm sẽ giảm 15 tỷ kWh vào năm 2025 và khoảng gần 230 tỷ kWh vào năm 2030 so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng ảnh 2

Bình quân mỗi năm Việt Nam cần đưa thêm khoảng 5.000MW đến 6.000MW công suất nguồn điện và hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối tương ứng đi vào vận hành.

Đại diện Bộ Công Thương thừa nhận, nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng nhanh, ngành điện vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro đối với công tác cung ứng điện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, bình quân mỗi năm Việt Nam cần đưa thêm khoảng 5.000 MW - 6.000 MW công suất nguồn điện và hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối tương ứng đi vào vận hành, tổng vốn đầu tư ước tính bình quân khoảng 8 tỷ USD/ năm. Trong khi đó nguồn năng lượng sơ cấp đang cạn dần và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến tăng nhập khẩu nhiên liệu cho phát điện. Cấu trúc ngành điện còn chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường điện…

Chưa kể rất nhiều khó khăn thách thức khiến quá trình nâng cấp, phát triển điện lưới quốc gia bị “kéo” lại như sự chậm trễ trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện (đặc biệt là các nhà máy điện sử dụng than); xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao.

Năng lượng tái tạo - nguồn điện của tương lai

Để khắc phục tình trạng còn tồn tại, Bộ Công Thương đã tham mưu trình Chính phủ một loạt các giải pháp trong thời gian tới: bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng LNG; tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, xem xét nhập khẩu thêm điện năng từ Trung Quốc; bổ sung và xây dựng lưới điện đồng bộ để giải phóng công suất các nguồn điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả…

Trước mắt, phát triển năng lượng tái tạo được ngành điện Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Đây là nguồn năng lượng được nhiều chuyên gia trong ngành kì vọng là “đòn bẩy” bù đắp nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng ảnh 3

Phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu của thời đại.

Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2019, việc phát triển năng lượng tái tạo đã có sự bùng nổ mạnh mẽ. Tính tới cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt gần 6.000 MW, trong đó có gần 5.245 MW điện mặt trời, khoảng 450 MW điện gió và 325 MW công suất điện sinh khối, gần 10 MW điện chất thải rắn và khoảng có trên 47.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với tổng công suất khoảng 1.000 MW. Tổng công suất của điện năng lượng tái tạo đã chiếm trên 10% tổng công suất đặt của hệ thống điện. Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực (BCĐ) đặt mục tiêu đến năm 2025 hệ thống điện toàn quốc phải có gần 14.500 MWp điện mặt trời và khoảng 11.500 MW điện gió.

Để tạo “cú hích” phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm: cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, tạo điều kiện cho các ngành này phát triển, theo xu thế phát triển của năng lượng thế giới cũng như đáp ứng một phần cho yêu cầu đảm bảo cung cấp điện của hệ thống.

Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu các giải pháp vận hành để sử dụng tối đa các nguồn điện hiện có và giải pháp tăng cường phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo do có thể triển khai xây dựng nhanh.

Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi nhiên liệu cho Nhiệt điện Hiệp Phước 375 MW từ sử dụng FO sang sử dụng LNG. Tiếp tục khai thác hợp lý các nguồn điện mặt trời và điện gió. Các nguồn điện này cần được bổ sung sớm để đưa vào vận hành trong các năm từ 2021 - 2023 để bù lại phần điện năng không cung cấp được của các nhà máy nhiệt điện bị chậm tiến độ…

Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng ảnh 4

Mở nút thắt cho năng lượng tái tạo là bài toán giải quyết sự thiếu hụt điện trong tương lai.

Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than đạt khoảng gần 50.000 MW chiếm khoảng 33,6% tổng công suất lắp đặt nguồn điện (giảm 9% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), nhiệt điện khí đạt khoảng 27.800 MW, chiếm 19% (tăng 4% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), thủy điện lớn trên 30 MW đạt khoảng 19.200 MW chiếm 13%, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo đạt khoảng 38.300 MW chiếm 27% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 6%).

Về cơ cấu điện năng, nhiệt điện than chiếm 42% (thấp hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 11%), nhiệt điện khí chiếm 27,5% (tăng 10% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), thủy điện chiếm 12,5%, thủy điện nhỏ và NLTT chiếm 14% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 4%), nhập khẩu điện 4% (tăng 3% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Tổng điện năng của điện gió và điện mặt trời đến năm 2030 đạt 55 tỷ kWh (vượt mục tiêu tại Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo 4 tỷ kWh).

Để cán đích, Bộ Công Thương đang hoàn thiện các cơ chế, khung pháp lý để đảm bảo khuyến khích phát triển các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu sạch, các nhà máy điện từ năng lượng tái tạo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các dạng năng lượng tái tạo thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi hợp lý về thủ tục đầu tư, thuê đất, thuế để đảm báo khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời.

Bộ Công Thương xác định, phát triển ngành điện phù hợp với chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; khuyến khích phát triển mạnh các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển điện lực.

Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong dài hạn

Bên cạnh việc dồn toàn lực phát triển năng lượng tái tạo, trong những năm qua, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh), phê duyệt các quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành điều chỉnh các quy hoạch liên quan… để đảm bảo nguồn điện dồi dào cho 10-20 năm sau.

Tăng tỷ trọng năng lượng 'sạch' trong bài toán điện năng ảnh 5

Điện lực phải phát triển trước một bước để đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã vào cuộc tích cực để xử lý các vướng mắc đối với các Dự án chậm tiến độ như Nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú I, Sông Hậu I, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân,… chỉ đạo chủ đầu tư xây dựng các phương án tháo gỡ, tiếp tục thực hiện dự án để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư và sớm đưa dự án vào vận hành.

Theo Quy hoạch phát triển ngành điện, kiên quyết thực hiện tiến độ các dự án nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt, loại bỏ các dự án trái với tiêu chí quy hoạch.  Đẩy mạnh cổ phần hóa các Tổng công ty, các công ty nắm giữ các nhà máy điện thuộc Tập đoàn nhà nước (Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam). Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện, truyền tải điện và bán buôn, bán lẻ điện theo cơ chế thị trường.

Thực hiện liên doanh trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước tham gia xây dựng phát triển các dự án điện. Xây dựng cơ chế đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để đáp ứng tiến độ các công trình đầu tư điện lực.

Khuyến khích đầu tư vào các công trình nguồn điện tại nước ngoài để nhập khẩu về Việt Nam thông qua các cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư ra nước ngoài, cơ chế mua giá điện nhập khẩu. Huy động vốn để xây dựng các công trình điện nằm trong quy hoạch phát triển điện lực phải được coi là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc đảm bảo thực hiện đúng các quy hoạch phát triển điện lực được duyệt.

Tiếp tục thực hiện nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp ngành điện nhà nước không cần giữ 100% vốn. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển các dự án điện. Ưu tiên các dự án FDI có thể thanh toán bằng tiền trong nước và không yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ. Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bao gồm: vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại nước ngoài,...

Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ đẩy mạnh thực hiện các Chương trình Quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để góp phần giảm nhu cầu sử dụng điện, giảm áp lực đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng điện và nâng cao nhận thức sử dụng điện của khách hàng.

Hoàn thiện đồng bộ và đầy đủ cơ chế chính sách, cơ chế tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng điện, các đơn vị điện lực tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình tiết kiệm năng lượng… Điện lực phải phát triển trước một bước để đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.