Thủ tướng: Chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống nhân dân

Chiều 27/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị tổ chức một hội nghị trực tuyến “4 trong 1” giữa Chính phủ với các địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 27/3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 27/3

Dự kiến, Hội nghị tập trung bàn về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cho 4 nội dung: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch COVID-19.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến 200 quốc gia, hơn 530.000 người nhiễm và hơn 24.000 người tử vong. Con số này không ngừng tăng lên. 

Trong thời gian qua, chúng ta đã chủ động, quyết liệt phòng chống dịch. Thủ tướng cho biết, sáng nay, đã ký Chỉ thị hết sức quan trọng, thực hiện các biện pháp khắt khe nhất, coi như “tiền khẩn cấp” khi có nhận định rằng trong 2 tuần tới, dịch có nguy cơ bùng phát. Chúng ta đang cố gắng giảm hết mức số người nhiễm để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và điều đáng mừng là đến nay chưa có trường hợp tử vong, nhiều người bình phục, xuất viện. 

Nêu rõ sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “quyết chiến”, làm mọi biện pháp có thể để ngăn dịch COVID-19. Trong thời gian tới, trước mắt là trong nửa tháng tới và có thể kéo dài thêm, chúng ta phải tập trung mọi sức lực, mọi biện pháp để chống dịch, coi đó là nhiệm vụ số 1 ở nước ta hiện nay. 

Nói về tác động của COVID-19 đến kinh tế-xã hội, Thủ tướng cho biết, dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh toàn cầu. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới bằng 0, hãng tin Bloomberg cũng cùng nhận định, nhiều nước tăng trưởng âm. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế mới, lớn hơn cuộc suy thoái 2008 sẽ diễn ra trên toàn cầu. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng thấp, còn Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước có thể tăng trưởng âm.

“Hôm qua, tôi đã dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20, các tổng thống, thủ tướng của các nước dự đều phát biểu rằng phải vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, trở ngại”, Thủ tướng nói. Các nước G20, các nước châu Á, Đông Nam Á đã có gói kích thích kinh tế.

Thủ tướng: Chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống nhân dân ảnh 1

Về tình hình trong nước, những tháng đầu năm, chúng ta gặp khó khăn do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nặng nề ở các tỉnh miền Nam, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm… Đặc biệt, dịch COVID-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt cuộc sống xã hội. Trước tình hình đó, Thường trực Chính phủ đều có suy nghĩ phải vực dậy nền sản xuất để giải quyết việc làm, tăng trưởng bằng các biện pháp căn cơ, mạnh mẽ. Vì vậy, Thủ tướng cho biết, cần thiết phải tổ chức một hội nghị toàn quốc bàn 4 nội dung lớn. Thứ nhất là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực hàng không, du lịch. Năm nay, chúng ta dự kiến đón khoảng 20 triệu du khách mà chủ yếu đi bằng đường hàng không nhưng do dịch, lượng lớn du khách không thể đến Việt Nam trong thời gian qua; các khách sạn cũng phải đóng cửa. 

Thủ tướng cho rằng, chúng ta gặp tình trạng yếu cả cung, yếu cả cầu, “chúng ta phải tìm thấy thị trường mới ở trong nước và thị trường lớn ở nước ngoài”, phải có biện pháp giữ ổn định sản xuất kinh doanh, nếu không, không thể giải quyết việc làm và tăng trưởng. 

Về giải ngân vốn đầu tư công, một kênh quan trọng cho tăng trưởng, Thủ tướng cho biết, chúng ta có khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước và vốn vay. 3 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số vốn chưa giải ngân theo kế hoạch còn rất lớn. Câu hỏi đặt ra là làm sao giải ngân hết số vốn này, Thủ tướng nói, lần này có chế tài mạnh như thế nào để giải quyết dứt điểm vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, phải kỷ luật như thế nào, điều chuyển vốn như thế nào? Thủ tướng yêu cầu một số bộ, ngành, cơ quan sử dụng nhiều vốn đầu tư phải có biện pháp mạnh mẽ.

Nội dung thứ 3 cần bàn tại hội nghị sắp tới là vấn đề an sinh xã hội khi mà tình trạng nghỉ việc không lương, thất nghiệp diễn ra trên toàn cầu và ở nước ta. “Cho nên, chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống của nhân dân, của công nhân, đối tượng chính sách”. Biện pháp nào mạnh mẽ hơn, gói hỗ trợ nào để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng nêu vấn đề. An sinh xã hội là câu chuyện lớn ở nước ta. Bên cạnh đó, ổn định vĩ mô, chống đầu cơ nâng giá, không để tình trạng thiếu gạo cũng như các vật tư, nhu yếu phẩm khác.

Nội dung thứ tư là bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội vì đời sống khó khăn sẽ dẫn tới những nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Bộ Công an cần có giải pháp không để tình trạng lộn xộn xảy ra. 

Nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta phải cố gắng giữ được nhịp độ phát triển, khắc phục mọi khó khăn, nhất là trong các quý tới, Thủ tướng nhấn mạnh, để làm sao như lò xo bị nén lại, sẵn sàng bật lên sau khi hết dịch. “Không để tình hình quá xấu rồi mà chúng ta rơi vào thế bị động”. Ngay sau khi dịch kết thúc, chúng ta phải bắt tay vào việc thì mới vực dậy được nền kinh tế, nhất là khi những thị trường lớn có liên quan đến chúng ta đã phục hồi mà chúng ta không chuẩn bị tâm thế thì chúng ta thất bại.

Thủ tướng cho biết, Hội nghị sắp tới, dự kiến diễn ra vào 31/3, sẽ có sự tham dự của bí thư, chủ tịch các tỉnh trong toàn quốc, các đồng chí bộ trưởng, các cơ quan có liên quan của Quốc hội để cùng thảo luận. Hội nghị sẽ nghe các bộ trưởng trình bày chương trình hành động của mình để đóng góp xây dựng đất nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp hôm nay, với nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng, có độ mở lớn và liên kết chặt chẽ về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động,... với thế giới, Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng toàn diện tới nền kinh tế, cùng lúc chịu tác động “kép”, cả từ phía cung và cầu, tác động đến tất cả các thị trường đầu ra và thị trường đầu vào chủ lực, cả sản xuất và tiêu dùng. Cùng lúc Việt Nam đối mặt với khó khăn cả về tư liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng điện tử, điện thoại, may mặc, da giày.

Du lịch, vận tải, hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng... cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giảm lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh trong nước với năng lực tài chính, sản xuất còn nhiều hạn chế chịu nhiều tác động từ dịch.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: