Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tình hình ngày càng tốt hơn

 Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra nhiều điểm sáng về tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020. “Mục tiêu kép đã được tổ chức thực hiện hết sức nghiêm túc và đạt kết quả tốt”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng của đất nước trong tháng 9, trong đó có kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, Đại hội đồng AIPA lần thứ 41. Nhiều địa phương tổ chức Đại hội Đảng bộ thành công (14 địa phương), tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước hết sức ấn tượng.

Đặc biệt, chúng ta đã ngăn chặn có hiệu quả dịch COVID-19 và lần này, đã thay đổi cách thức, cách làm trong việc ngăn chặn chứ không như lần 1. Đến nay, đã 30 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan.

Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành giáo dục và đào tạo tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 và khen ngợi các đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic đạt kết quả cao.

Phiên họp Chính phủ hôm nay có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường năm 2020, từ đó có thể đánh giá kết quả cả năm 2020 và chuẩn bị cho kế hoạch 2021.

Về kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020, Thủ tướng cho rằng, tình hình ngày càng tốt hơn. Quý III có sự tăng trưởng tốt hơn, đặc biệt các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, công thương, tài chính, ngân hàng, các lĩnh vực xã hội có xu hướng phục hồi mạnh mẽ, rõ nét, tạo tiền đề cho quý IV và cả năm 2020.

Từ tăng trưởng quý III đạt 2,62%, đây là cơ sở để nhận định rằng chúng ta có thể tăng trưởng dương trong năm 2020. Đây là cố gắng rất lớn trong bối cảnh các nước ASEAN đều tăng trưởng âm.

Nêu ra một số điểm sáng, Thủ tướng cho rằng, xuất siêu 17 tỷ USD là con số kỷ lục. Khu vực kinh tế trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 20%. Trong đó, ngành nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu trên 41 tỷ USD với 12 cơ sở, nhà máy chế biến được đưa vào hoạt động.

Thu hút đầu tư nước ngoài, mặc dù gặp khó khăn, đã đạt trên 21 tỷ USD. Các chỉ tiêu vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ giá, thị trường ngoại hối ổn định, thị trường chứng khoán có sự khởi sắc trở lại. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào. Năng suất lúa tăng 0,9 tạ/ha. Người nông dân “được mùa, được giá”, sản lượng nhiều loại nông sản tăng mạnh.

Thủ tướng cũng nhắc lại việc mới tổ chức hội nghị về chống hạn tại tỉnh Tiền Giang, trong đó bàn về chuyển đổi thời vụ trước tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở ĐBSCL một cách kịp thời. “Năm nay, chúng ta cương quyết chỉ đạo sớm hơn trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tình hình ngày càng tốt hơn ảnh 1

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong quý IV và thời gian tới. Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 đã tăng trưởng trở lại, cầu tiêu dùng phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực về văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được chú trọng, làm tốt công tác an sinh xã hội, giảm nghèo.

Lao động việc làm quý 3 phục hồi , tăng 1,5 triệu người so với quý II. 

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của Việt Nam (do Nikkei đánh giá) đã tăng lên 52,2 điểm trong tháng 9, cao nhất ASEAN và so với 45,7 điểm tháng 8, thể hiện xu hướng phục hồi rõ nét của nền kinh tế Việt Nam.

Theo Thủ tướng, trong tháng 9, mục tiêu kép đã được tổ chức thực hiện hết sức nghiêm túc và đạt kết quả tốt.

Đề nghị thảo luận các mặt bất cập, hạn chế, Thủ tướng cho rằng, nhiều lĩnh vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch vụ, hàng không, vận tải, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là vấn đề cần quan tâm.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng mức tăng trưởng còn ở mức thấp so với tiềm năng, kỳ vọng mà chúng ta đặt ra đầu năm.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận thẳng thắn, đóng góp nhiều giải pháp quan trọng để đạt kỳ vọng này, đạt kết quả tốt nhất trong quý IV, chuẩn bị đà cho kế hoạch năm 2021 và các năm tiếp theo.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển đất nước”.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về phiên họp này.

Theo Chính phủ
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).