Thủ tướng: Phải tỉnh táo trong thực hiện mục tiêu kép

Các đồng chí phải tỉnh táo, phải biết cách làm phù hợp, không thể coi thường tính mạng của người dân nhưng không thể đóng cửa mọi hoạt động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta đã bình tĩnh, căn cơ, cương quyết với các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta đã bình tĩnh, căn cơ, cương quyết với các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, 12/8. Đây là bài toán vô cùng khó trong lãnh đạo, chỉ đạo 

Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, chúng ta đã bình tĩnh, căn cơ, cương quyết với các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, nên cơ bản đã xử lý có kết quả tình hình dịch bệnh vừa qua.

Những ngày qua, ngành y tế, Ban chỉ đạo quốc gia, các lực lượng chức năng, đặc biệt là các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên cho đến các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đều rất cố gắng. Nhiều nhà tài trợ, nhiều địa phương giúp đỡ lẫn nhau với một tinh thần rất đáng được trân trọng. 

Thủ tướng lấy ví dụ trên 300 cán bộ y tế được tăng cường Quảng Nam, hàng trăm sinh viên được tăng cường ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác. Nhiều bài học được rút ra, đúc kết thành các từ khóa hay công thức như: Phát hiện nhanh, cách ly nhanh, xét nghiệm rộng và nhanh, đơn cử như ở Hà Nội hay TP. Đà Nẵng xét nghiệm diện rộng trên 10.000 ca một ngày.

Bộ Y tế cần tiếp tục phát huy việc điều phối hiệu quả và đặc biệt hỗ trợ kịp thời các phương tiện, năng lực xét nghiệm và vật tư, nhân lực, chuyên môn cho địa phương. “Qua đợt này chúng ta rút ra là phải làm nhanh. Ví dụ như các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm các bộ tiêu chí an toàn, không được phép lơ là, chủ quan để dịch bệnh bùng phát, lây lan từ cơ sở y tế”. Thủ tướng nhấn mạnh, trang bị đầy đủ, kịp thời phương tiện bảo hộ cho các lực lượng chống dịch, đặc biệt đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế, lực lượng công an, quân đội làm nhiệm vụ chống dịch, không để lây nhiễm chéo.

Các nhà máy, cơ sở sản xuất phải tự đánh giá tiêu chí an toàn. Các bệnh viện, các khu công nghiệp phải rất chặt chẽ trong việc giám sát y tế, phòng dịch.

Nhấn mạnh chủ trương vận động người dân cài đặt các ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng đánh giá cao kết quả trong thời gian ngắn, đến nay đã có hơn 16 triệu cài đặt ứng dụng Bluezone. Đây là tốc độ nhanh, cần tiếp tục đẩy mạnh. Truyền thông từ Trung ương, địa phương phải nâng cao ý thức cho người dân không chủ quan, luôn cảnh giác trước dịch bệnh.

Thủ tướng đề nghị ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc, vaccine, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân…

Quy trình chuẩn xử lý những ca nghi nhiễm

Ngành y tế cần tăng cường đào tạo, tập huấn trực tiếp cho nhân viên y tế ở tất cả cơ sở y tế, nên có một quy trình chuẩn xử lý những ca nghi nhiễm COVID-19, “không để bệnh nhân đi lang thang hết bệnh viện này đến bệnh viện khác hoặc kéo dài ở một bệnh viện”. Các các trường hợp ho, sốt, viêm hô hấp thì phải kiểm tra ngay để xử lý.

Tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đối với các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh lý tim mạch, bệnh lý mãn tính khác…

Từ kinh nghiệm Quảng Nam, Đà Nẵng, Thủ tướng đề nghị các địa phương thành lập các tổ tuyên truyền và giám sát cộng đồng để đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà các đối tượng nghi ngờ, báo y tế kiểm tra, đặc biệt, cần triển khai mạnh ở các địa phương có ca nhiễm.

Trong thời điểm hiện nay, các bệnh viện phải xây dựng kịch bản và chuẩn bị cơ sở vật chất, con người để ứng phó tại chỗ với dịch bệnh, tránh di chuyển bệnh nhân nhiều.

Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng nghiên cứu, đề xuất khả năng thực hiện dịch vụ xét nghiệm theo nhu cầu, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ biên giới.

“Từng địa phương nên suy nghĩ về một chiến lược chống dịch bệnh hiệu quả, cả về kinh tế và đặc biệt là y tế”, Thủ tướng nêu rõ. “Chúng ta đề cao phòng, chống dịch bệnh, điều này nhất quyết không được chủ quan, mất cảnh giác nhưng việc đóng cửa nghiêm ngặt ở quy mô quá rộng, không chỉ tê liệt mọi hoạt động kinh tế xã hội mà tác động tiêu cực đến tâm lý, tình cảm của người dân”.

“Đây là bài toán vô cùng khó trong lãnh đạo, chỉ đạo, các đồng chí phải tỉnh táo, phải biết cách làm phù hợp, không thể coi thường tính mạng của người dân nhưng không thể đóng cửa mọi hoạt động để tê liệt”, Thủ tướng bày tỏ. “Chúng tôi trong Thường trực Chính phủ và ở địa phương cũng như thế rất lo câu chuyện thất nghiệp, không có việc làm, đói kém xảy ra đối với người lao động của chúng ta”.

Cho nên, một lần nữa Thủ tướng nhắc lại Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định mức độ nguy cơ và áp dụng các biện pháp chống dịch phù hợp, đề cao cảnh giác nhưng mà đừng để ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.

Cần tăng cường kiểm tra, rà soát các biện pháp phòng dịch, nhất là những phương pháp truyền thống mà thế giới đã rút ra như  đeo khẩu trang, rửa tay…

Thủ tướng: Phải tỉnh táo trong thực hiện mục tiêu kép ảnh 1

Quang cảnh cuộc họp.

“Không tham nhũng, tiêu cực thì không có gì phải ngại”

Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được nhiều lời phàn nàn về việc không dám mua sinh phẩm và kit xét nghiệm vì sợ vi phạm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế làm việc với Tổng cục Hải quan công bố giá thiết bị xét nghiệm nhập khẩu sớm hơn nữa, từ  đó tính toán các chi phí khác như vận chuyển, thuế…  để có mức giá phù hợp.

Đối với bộ kit xét nghiệm, hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy phép cho Công ty Việt Á và Bệnh viện 103 và một số doanh nghiệp khác có khả năng sản xuất. Thủ tướng đề nghị thành lập tổ liên ngành gồm Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện một số bệnh viện lớn mời các nhà sản xuất đến làm việc để xác định mức giá gồm giá thành do doanh nghiệp báo, lợi nhuận cần thiết, giá chuyển giao công nghệ… để chốt mức giá trần rồi thông báo đến 63 tỉnh, thành phố. Nếu địa phương nào đàm phán mua được giá thấp hơn thì hoan nghênh.

Đối với thiết bị, sinh phẩm nhập khẩu xét nghiệm cũng vậy. Thủ tướng đồng ý mời một số nhà nhập khẩu đến đàm phán, chốt giá trần, “cứ thế mà mua công khai, minh bạch, ta không tham nhũng, tiêu cực, không có gì phải ngại, không đẩy trách nhiệm lên cấp trên”.

Rác thải y tế như khẩu trang, kit thử… cần quản lý nghiêm ngặt hơn bởi có nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nguồn này.

Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng báo cáo phương án tiếp nhận những người có nhu cầu bức thiết về nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: Phòng, chống dịch bệnh, ngăn ngừa có hiệu quả hơn và không để đứt gãy nền kinh tế.

Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương các địa phương và ngành giáo dục tổ chức cơ bản tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo Chính phủ
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.