Xét xử phúc thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hoà Bình

(Ngày Nay) -  Sáng 22/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội khai mạc phiên phúc thẩm, vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình.
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: BVPL
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: BVPL

Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên trước đó 5 tháng đã có 3 bị cáo kháng cáo, gồm: Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng Khảo thí - Sở GD-ĐT Hòa Bình); Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Hòa Bình) và Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy).

Các bị cáo còn lại chấp nhận với bản án sơ thẩm đã tuyên. Trong đơn kháng cáo, ông Vinh kêu oan là không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong vụ án gian lận nâng điểm thi tại tỉnh Hòa Bình; các bị cáo Tuấn, Chất kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo bản án sơ thẩm, 15 bị cáo trong vụ án đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp, nâng điểm cho hàng loạt thí sinh ở kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hoà Bình.

Bị cáo Vinh có vai trò chủ mưu, đã bàn bạc, chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn đưa chìa khóa phòng chấm thi, tạo điều kiện thuận lợi để các bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn (nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí) can thiệp, nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh.

Còn bị cáo Khương Ngọc Chất đã tác động để nhờ Vinh nâng điểm cho 10 thí sinh.

Tòa sơ thẩm tuyên bị cáo Vinh 8 năm tù, Chất 6 năm tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tuấn 7 năm tù về tội Nhận hối lộ, 3 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hình phạt 10 năm tù.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).