Chính quyền Lạng Sơn làm ngơ để chủ đầu tư dự án Apec Diamond Park ngang nhiên thi công, huy động vốn trái phép.

(Ngày Nay) - Chưa được cấp phép, dự án Apec Dianmond Park với 226 lô Shophouse, 700 căn hộ Condotel đang được thi công rầm rộ ngày đêm. Chủ đầu tư  vô tư rao bán và nhận tiền đặt cọc của khách hàng, trong khi chính quyền Lạng Sơn có biểu hiện làm ngơ.
Dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn vô tư thi công dù chưa được cấp phép
Dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn vô tư thi công dù chưa được cấp phép

Thi công không phép, vô tư sai phạm 

Dự án Khu đô thị thương mại, căn hộ và shophouse (Apec Dianmond Park), thôn Mai Duốc, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn do Công ty CP đầu tư IDJ Việt Nam (địa chỉ tầng 16 toà nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, P Trung Hoà, Q Cầu Giấy, Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Đáng lưu ý, dự án này nằm ở vị trí khá nhạy cảm, ngay trục trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn,

Hồ sơ dự án cho thấy, ngày 20/3/2019, UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định Công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất Nhà máy xi măng (cũ) tại thôn Phai Duốc, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn.

Theo đó, diện tích đất theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng lại quyết định ngày 21/08/2018 của UBND tỉnh là 55.432 m2, diện tích bán đấu giá là 32.787 m2. Diện tích bán đấu giá được quy hoạch: Diện tích đất ở liền kề (nhà phố shophouse) là 20.620 m2; Diện tích đất thương mại dịch vụ: 9.825 m2; Đất hỗn hợp (dịch vụ thương mại + khách sạn + chung cư) là 9.483m2; Đất dịch vụ thương mại 342 m2; Bãi đỗ xe 2.342 m2.

Đơn vị trúng đấu giá là Công ty CP đầu tư IDJ Việt Nam, số tiền trúng đấu giá 350 tỷ đồng. Apec Group làm đơn vị tư vấn và phát triển, Wyndham Hotel Group là đơn vị quản lý vận hành. Dự án được khởi công xây dựng hồi tháng 05/2019 và dự kiến bàn giao vào quý II/2020.

Chính quyền Lạng Sơn làm ngơ để chủ đầu tư dự án Apec Diamond Park ngang nhiên thi công, huy động vốn trái phép. ảnh 1

Chính quyền TP Lạng Sơn làm ngơ cho các sai phạm tại dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn?

Theo quảng cáo, dự án có quy mô: 226 lô Shophouse, 700 căn hộ Condotel; Diện tích Shophouse: 75 - 80 và 85m2. Ngoài ra còn có trung tâm thương mại Apec Center, trung tâm hội nghị quốc tế, nhà hàng Á – Âu, bể bơi vô cực, hệ thống gym, spa, Jim jil bang, khu vui chơi trẻ em, quảng trường…

Ghi nhận của Ngày Nay cho thấy, hiện tại, dù đã thi công xong nhiều hạ mục nhưng công trình này vẫn chưa được cấp phép.

Trước đó, ngày 30/10, công chức địa chính - xây dựng xã Mai Pha phối hợp với cán bộ Thanh tra Sở xây dựng, Phòng quản lý đô thị, Đội quản lý trật tự xây dựng lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; Yêu cầu Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam hoàn thiện các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Đến ngày 04/11/2019, UBND TP Lạng Sơn ban hành quyết định xử phạt chủ đầu tư 50 triệu đồng.

Hiện khuôn viên dự án này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Chủ đầu tư chưa hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ tài chính đối với tỉnh Lạng Sơn. Phía Chủ đầu tư dự án này cho biết, phải đến 31/12/2019, sau khi hoàn thành trách nhiệm tài chính thì tỉnh Lạng Sơn mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. 

Chính quyền làm ngơ cho sai phạm?

 Tại văn bản số 2982/UBND-QLTTĐT ngày 6/12/2019, do Phó Chủ tịch UBND TP Lạng Sơn- Lê Tuấn Minh ký chỉ khẳng định, trong thời gian sắp tới, UBND TP Lạng Sơn sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND xã Mai Pha, Đội quản lý trật tự đô thị thành phố kiên quyết tổ chức ngăn chặn đối với dự án Khu đô thị thương mại, căn hộ và Shophouse Diamond Park.

Mặc dù chính quyền khẳng định trên văn bản quyết liệt là vậy nhưng tại hiện trường dự án các hoạt động xây dựng vẫn diễn ra bình thường, hoạt động quảng cáo rao bán vẫn diễn ra như không hề có sự xử lý nào từ phía cơ quan chức năng. 

Trước những hoạt động bất tuân pháp luật như vậy, dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu có hay chăng sự ưu ái lạ thường của chính quyền thành phố Lạng Sơn đối với dự án của Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam.

Chính quyền Lạng Sơn làm ngơ để chủ đầu tư dự án Apec Diamond Park ngang nhiên thi công, huy động vốn trái phép. ảnh 2

Công ty CP đầu tư IDJ Việt Nam xây chui cả một dự án lớn mà chính quyền TP Lạng Sơn đành chịu bất lực?

Theo tìm hiểu, không chỉ có hành vi vi phạm pháp luật tại dự án ở Lạng Sơn, trước đó, Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam đã từng dính lùm xùm xây dựng, chuyển nhượng bất động sản và vi phạm pháp luật về thuế. Cụ thể, với kỳ thanh tra từ năm 2015-2017, cơ quan thuế đã phát hiện Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam có hành vi lập sai báo cáo hóa đơn gửi cơ quan thuế. Với hành vi trên, ngoài phạt 2,1 triệu đồng do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp, Cục thuế TP Hà Nội còn áp dụng mức phạt hơn 43,5 triệu đồng do Công ty này khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Ngoài phạt chậm nộp, Cục thuế TP Hà Nội còn truy thu số thuế giá trị gia tăng hơn 217,8 triệu đồng do phát hiện những vi phạm của công ty trong 3 năm liên tiếp, từ 2015 -2017.

Trường hợp khác, vào giữa năm 2019, Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam còn vướng đến lùm xùm giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né tại TP. Phan Thiết khiến Sở Xây dựng Bình Thuận phải ra văn bản chấn chỉnh. Ở thời điểm đó, Sở Xây dựng Bình Thuận cho biết, Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Tuy nhiên có nhiều phản ánh của báo chí và trên mạng internet về việc chủ đầu tư và đơn vị phân phối thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua, vi phạm quy định pháp luật.

Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đề nghị Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam không thực hiện ký kết hợp đồng với đơn vị môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động vi phạm trên, đồng thời không đăng tải trên mạng các nội dung liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản tại dự án này khi chưa đủ điều kiện giao dịch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng phải sớm hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư và giấy phép xây dựng để đủ điều kiện đưa dự án vào kinh doanh.

Ngày Nay sẽ tiếp tục cập nhật thông tin!

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.