Nghĩ về sự giúp đỡ

(Ngày Nay) -  Không khó để một vài nhà hảo tâm khuây khoả lương tâm bằng cách viết một vài dòng trên mạng xã hội kêu gọi đóng góp giúp một học trò nghèo. Nhưng liệu điều đó có làm thay đổi tâm thế của chúng ta, về quyền lợi được đến trường của thế hệ kế cận.
Nghĩ về sự giúp đỡ

Đầu năm học mới, trên Facebook xôn xao với câu chuyện 1 bà mẹ bức xúc vì chậm đóng học phí 19 triệu (đã đóng 50 triệu) nên con có nguy cơ không được dự khai giảng cùng các bạn. Trường con chị đang theo học là tư thục, nằm trong top các trường có chất lượng cao và cũng là top trường học phí cao. Vốn bình thường học phí không thành vấn đề, nhưng năm nay làm ăn khó khăn, dịch Covid khiến kinh tế gia đình chị ảnh hưởng nặng, trước mắt lo trăm triệu đóng học phí cho cả 2 con là nan giải. Sau khi chị đưa câu chuyện này tới nhóm trao đổi của các phụ huynh cùng trường (rồi bị chia sẻ rộng rãi ra ngoài nhóm), đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt.

Một bên đứng về phía nhà trường, cho rằng việc đóng học phí đã được thông báo từ hồi tháng 6, gia đình có không ít thời gian để chuẩn bị. Hơn nữa xét từ căn nguyên, việc cho con đi học trường đóng nhiều tiền là lựa chọn của phụ huynh. Đây là một dịch vụ giáo dục, và 1 bên không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì bên kia có quyền chấm dứt hợp đồng.

Một bên dư luận thì đứng về phía phụ huynh, mà nói cho đúng là đứng về quyền lợi của em học sinh, cho rằng dù vấn đề tài chính vướng mắc thế nào thì đứa trẻ phải có quyền dự khai giảng với chúng bạn. Đó là sự nhân văn của giáo dục, đó là quyền lợi của trẻ em.

Cuối cùng thì dĩ nhiên em học trò nhỏ vẫn được dự khai giảng, cùng vào năm học mới với các bạn. Nhà trường hoãn thu học phí và có phương án tài chính ổn thoả với phụ huynh. Chuyện qua đi.

Đọng lại trong tôi sau chuyện này, là có nhiều người ngỏ lời với vị phụ huynh kia, sẵn sàng cho gia đình ấy vay 19 triệu để đứa trẻ được dự khai giảng cùng các bạn (tuy nhiên mẹ cháu từ chối). Đấy là lòng tốt của những người có điều kiện, của những thị dân có thể chi hàng trăm triệu mỗi năm dù con em mới chỉ học i tờ. Tôi không dám suy luận cái ý nghĩa của việc sẵn sàng cho ai đó không quen biết vay 19 triệu sau khi đọc 1 câu chuyện của họ trên mạng – rất có thể nhiều người thừa khả năng làm thế hoặc hơn thế. Nhưng tôi tự hỏi vì sao những câu chuyện đầy mâu thuẫn như thế lại có thể trở thành đề tài tranh luận sôi nổi của thị dân, và dẫn đến hành vi mở ví rất hào phóng của họ.

Bởi vì, cứ vào đầu năm học mới, tôi luôn đọc được những câu chuyện về hoàn cảnh rất khó khăn của các tân sinh viên vừa trải qua kỳ xét tuyển đại học. Một đồng nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh đang chia sẻ chuyện em nữ sinh ở Ninh Thuận, có điểm xét học bạ là 29,3; điểm thi 3 môn đại học là 26,3. Với số điểm này, cô học trò dân tộc Chăm đủ điểm vào ngành Y Đa khoa, Đại học Y Dược Tây Nguyên. Thế nhưng gia cảnh quá khó khăn, mẹ em vừa mổ tim hết 60 triệu, mà đó cũng là khoản quyên góp từ lòng hảo tâm của cộng đồng.

Mỗi ngày em và mẹ đổ bánh căn bán được chừng 100 ngàn tiền lãi. Đỗ đại học, họ hàng chú bác mỗi người cho em mấy trăm ngàn đi xe. Còn học phí thì chịu, không ai cho vay cả, lẽ đơn giản là vay rồi lấy gì trả? Quả thật là không nhìn vào đâu, vào cái gì để trả. Một người mẹ Chăm nghèo rách lại bị bệnh tim thì trả bằng gì? Hành trang cô bé không có tiền, chỉ có kết quả học tập giỏi đủ điều kiện tuyển thẳng vào ngành Y Đa khoa; là giấc mơ làm bác sĩ để giúp người nghèo và đồng bào Chăm quê mình; là sự nỗ lực suốt 12 năm đã qua và sắp tới...

Tôi sẽ không so sánh 2 trường hợp này, dù rằng khi viết liền nhau thì rõ ràng có một chủ ý nào đó. Nhưng không, đó không phải chủ ý so sánh. Sẽ là rất bất công cả với em trò nhỏ sống trong khu chung cư cao cấp giữa Thủ đô, lẫn em nữ sinh học giỏi nhà nghèo ở vùng quê xa xôi kia, nếu so sánh điều kiện của 2 em, rồi lại nói về sự công bằng. Xã hội là thế. Thế này, và thế khác. Và sự xoá nhoà ranh giới thành thị - nông thôn, ranh giới giàu – nghèo… không chỉ là trách nhiệm của những phụ huynh hay ngành giáo dục.

Nhưng sự lặp đi lặp lại những vấn đề của thị dân ở đây, và nông dân ở kia, trên những vạch xuất phát giống nhau thì lại cần phải suy nghĩ. Cũng như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thì mọi đứa trẻ đều bình đẳng trước tri thức, trước bảng đen phấn trắng thày cô bạn bè. Sự bình đẳng không chỉ đến từ điều kiện của cha mẹ chúng, mà còn cả từ cách xã hội nhìn nhận, tạo điều kiện, giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi ấy.

Sẽ rất dễ để một vài đại gia rút điện thoại ra bấm lệnh chuyển khoản, và thoả mãn cảm xúc của một hiệp sĩ. Vẫn không khó để một vài nhà hảo tâm khuây khoả lương tâm bằng cách viết một vài dòng trên mạng xã hội kêu gọi đóng góp giúp một học trò nghèo. Nhưng liệu điều đó có làm thay đổi tâm thế của chúng ta, về quyền lợi được đến trường của thế hệ kế cận.

Những người tự đặt lên vai trách nhiệm đó, họ không sa vào những cuộc tranh cãi online. Họ đi gây quỹ, xây trường, làm cầu làm đường, cấp học bổng cho học trò nghèo, hoặc họ dành rất nhiều thời gian cho việc tìm ra những hoàn cảnh khó khăn thực sự cần hỗ trợ, thay vì ùa theo những tin nóng để rồi có những trường hợp cần vài triệu thì nhận được vài trăm triệu. 

Và vì thế, trong bài viết này, tôi xin không đưa thông tin cụ thể về cô bé đang thiếu tiền học phí để vào Đại học Y Dược Tây Nguyên. Bạn đọc yên tâm, cháu đã được giúp đỡ đủ rồi. 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.