Đại sứ Phạm Sanh Châu: 'Sẽ nghiên cứu quảng bá du lịch cưới và du lịch golf tới Ấn Độ'

(Ngày Nay) - Chúng tôi may mắn gặp Đại sứ Phạm Sanh Châu tại Việt Nam khi ông đang trải qua kì nghỉ với gia đình tại Việt Nam. Đó cũng là thời điểm đám cưới triệu đô của cô dâu Kaabia Grewal và chú rể Rushang Sha diễn ra tại khách sạn J.W.Marriott Phu Quoc Emerald Bay. Câu chuyện về đám cưới nổi tiếng, về những bí mật của thị trường du khách Ấn mở ra nhiều kiến giải thú vị cho ngành du lịch Việt Nam.
Đại sứ Phạm Sanh Châu (ngoài cùng bên phải) tại đám cưới cặp tỷ phú Ấn Độ.
Đại sứ Phạm Sanh Châu (ngoài cùng bên phải) tại đám cưới cặp tỷ phú Ấn Độ.

Được biết Đại sứ Sanh Châu chính là cầu nối mang đám cưi triệu đô này đến Phú Quốc (Việt Nam), thông tin này có đúng không, thưa ông?

Tôi phải nói rằng mình rất hạnh phúc và mãn nguyện khi đưa được đám cưới này về Việt Nam, đến Phú Quốc. Trong suốt 5 tháng vừa qua, anh em trong Đại sứ quán đã dành rất nhiều thời gian và công sức hỗ trợ cho sự kiện này. Đó là cả một quá trình được ví von như hoạt động đàm phán, từ việc nhỏ đến lớn với các cơ quan và các cấp quản lí, với khách sạn JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, hãng hàng không Vietjet Air… Rất nhiều công sức bỏ ra, cũng bởi các bên đặt yêu cầu nhiều lúc quá mức khiến chúng tôi cũng căng thẳng rất nhiều.

Tại sao ông lại quyết định đưa bằng được đám cưi triệu đô này về Việt Nam?

Tôi nhớ khi mới sang Ấn Độ, có dịp dùng bữa với người bạn là Kamalkumar. Cuộc nói chuyện khi ấy giúp tôi hiểu thêm nhiều về đất nước này, đặc biệt là nét đặc trưng về đám cưới. Khái niệm “Đám cưới Ấn Độ” vốn để nói người dân, đặc biệt là người có kinh tế, rất xem trọng nghi thức cưới. Người Ấn Độ chi rất nhiều cho cưới hỏi. Họ mua một lượng vàng ròng lớn mỗi năm thì phân nửa số đó được tiêu cho dịp này. Đám cưới là lúc thể hiện hình ảnh gia đình, thân thế và tri ân bạn bè. Vì thế nên đám cưới Ấn độ là “đám cưới không thu được tiền về” khi phải chi nhiều hơn thu, còn người dự thì không xem đây “bữa ăn trưa cao cấp” như người Việt Nam. Gia đình tổ chức cưới không hề cảm thấy nặng nề mà làm vì họ muốn thế. Chính vì vậy, tôi bỗng có một suy nghĩ, tại sao không giới thiệu các đám cưới này đến Việt Nam, khi đã có nhiều nhà giàu Ấn tổ chức đám cưới ngoài nước như Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan)?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: 'Sẽ nghiên cứu quảng bá du lịch cưới và du lịch golf tới Ấn Độ' ảnh 1

Đám cưới tỷ phú Ấn Độ tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay

Cá nhân ông nhìn nhận sự kiện này sẽ đem lại những giá trị nào cho du lịch Việt Nam?

Đầu tiên phải thấy rằng đến thời điểm hiện tại, khái niệm đám cưới là sự kiện riêng tư và không có tầm ảnh hưởng đã không còn phù hợp. Chúng ta nên thấy đây là một cách quảng bá du lịch đầy tiềm năng. Thứ hai, thông qua đám cưới này mà hai bên phần nào thay đổi nhận thức, nếp nhìn cũ về nhau. Những người Ấn Độ tôi tiếp xúc trong sự kiện đều bất ngờ vì không nghĩ Việt Nam lại có địa điểm ấn tượng đến thế. Người Việt Nam cũng cần thay đổi hình dung Ấn Độ là một nước nghèo mà thực tế, họ vẫn có tiềm năng chi tiêu du lịch và hưởng thụ. Tiếp nữa là giá trị quảng bá thương hiệu lớn, khi hàng loạt hãng máy bay, chuỗi khách sạn và dịch vụ được truyền thông liên tục nhiều ngày. Nếu sự kiện Donald Trump và Kim Jong-un vừa qua đến Việt Nam khẳng định vị thế đối ngoại của ta trên trường quốc tế thì ở một góc nhìn khác, đây có thể xem như cơ hội quảng bá Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Cuối cùng là bài học quảng bá, ví như đối với khách Ấn Độ thì không phải lúc nào cũng giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Họ đã mang 50 đầu bếp sang thì ẩm thực chưa chắc là con bài mạnh. Chúng ta cần tìm những phương cách khác, mở rộng phạm vi khai thác ý tưởng du lịch. Quan sát một đám cưới cũng rất thú vị, vì nó cho ta thấy sự đa dạng trong cách sống của người Ấn Độ hiện đại. Đó là sự pha lẫn giữa truyền thống ấm cúng gia đình của người Châu Á và sang trọng kiểu cách của Châu Âu, cùng một chút sang trội của giới nhà giàu thế giới.

Thị trường Ấn Độ có phải là thị trường tiềm năng ln vi du lịch Việt? Nếu chúng ta tích cực quảng bá văn hoá, du lịch, kết nối thương mại, mở đường bay thẳng v.v... thì tương lai của thị trường này sẽ như thế nào?

Ấn Độ hàng năm có 25 triệu người đi ra nước ngoài, trong đó lượng người sang Việt Nam chỉ khoảng 70.000 đến 80.000 và chủ yếu là đi làm ăn. Tôi hi vọng sau sự kiện này, với sự quan tâm của truyền thông, có thể tạo một làn sóng mới trong thị trường. Cá nhân tôi thấy khi các cấp lãnh đạo thường xuyên đặt câu hỏi làm thế nào để du khách vào Việt Nam chi tiêu nhiều hơn, thì câu hỏi đúng theo tôi, phải là làm thế nào để chọn đúng nhóm người hay tiêu tiền để sang nước mình. Ví như du khách Ấn Độ vào Việt Nam dự đám cưới này là nhóm khách thật sự chất lượng và có khả năng chi trả, tập trung nghỉ dưỡng và du lịch xa xỉ chứ không cần nhiều tour trekking. Tiềm năng Ấn Độ rất lớn, sao chúng ta không nắm bắt cơ hội để biến mình trở thành điểm đến hấp dẫn?

Tôi nghĩ cần phải nói thêm rằng việc du lịch Việt Nam phát triển trong thời gian qua phần nhiều là nhờ khách Trung Quốc. Câu nói tôi nghe dạo gần đây là sợ nhất thị trường Trung Quốc bão hoà không tăng được nữa. Vậy nếu đặt tương quan thì hẳn Ấn Độ là khách hàng tiềm năng rồi.

Đại sứ Phạm Sanh Châu: 'Sẽ nghiên cứu quảng bá du lịch cưới và du lịch golf tới Ấn Độ' ảnh 2

Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa để thu hút khách du lịch từ Ấn Độ. Vậy theo ông, những việc mà du lịch Việt Nam cần làm là gì để có thể thu hút du khách từ thị trường tiềm năng này?

Để đón được tiềm năng thì mỗi doanh nghiệp cần định hình thị trường hẹp là gì. Ví dụ như xác định rõ mình là du lịch nghỉ dưỡng hay tâm linh, từ đó hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu. Thứ hai, chúng ta phải thay đổi tư duy và xem Ấn Độ là một thị trường tiềm năng cần đẩy sâu khai thác. Thứ ba là thay đổi cách quảng bá du lịch theo từng dối tượng trọng điểm. Đối với khách du lịch cao cấp cần phải quảng bá được hình ảnh du lịch xa xỉ, đạt tiêu chuẩn thế giới thay vì chung chung là hình ảnh Việt Nam gắn liền với làng quê hay bông lúa.  Suy cho cùng, số lượng không quyết định chất lượng, không phải cứ đông đã là tốt. Du khách có thể vừa phải nhưng nguồn thu phải cao.

Tiếp xúc nhiều với những người Ấn Độ đã có dịp đến Việt Nam, ông có nghe họ nói gì về đất nưc và con người Việt Nam không?

Quay trở lại sự kiện đám cưới, hôm qua tôi có dự một bữa tiệc và đã nghe rất nhiều người nói rằng họ rất ấn tượng với Việt Nam khi thấy nước ta phát triển nhanh, có nhiều địa điểm đẹp và khả năng đi tắt đón đầu để có nhiều thành tựu mới. Gia đình cô dâu chú rể đã gặp tôi và cảm ơn vì cơ hội lần này, họ nói họ rất thích Việt Nam và ưng ý từng chi tiết thiết kế và chất lượng phục vụ của khách sạn. Còn lại, cá nhân tôi thấy rằng cần phải có tuyến đường bay thẳng để hạn chế nhiều nhất rủi ro cho du khách. 

Đại sứ Phạm Sanh Châu: 'Sẽ nghiên cứu quảng bá du lịch cưới và du lịch golf tới Ấn Độ' ảnh 3

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.