Chuyên gia: 'Khả năng chọn 9 môn học trong cùng một bộ sách giáo khoa là rất ít'

Dựa vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 do các Sở GD&ĐT báo cáo, chuyên gia đặt ra nhiều nghi vấn trong việc lựa chọn sách ở địa phương.
Sách giáo khoa lớp 1 hiện hành.
Sách giáo khoa lớp 1 hiện hành.

Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện một chương trình nhiều sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong quá trình chọn sách, có nhiều vấn đề khiến dư luận băn khoăn.

Theo báo cáo của hai nhà xuất bản (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM), đơn vị biên soạn và phát hành bộ sách Cánh Diều, nhiều địa phương có tỷ lệ chọn bộ sách này rất cao. Ở tỉnh Long An, 100% các trường chọn toàn bộ 9 quyển.

Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn sách giáo khoa 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm.

Ở Phú Thọ, 100% các trường chọn sách 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội và Giáo dục thể chất. Ở Thái Nguyên, 100% các trường chọn sách 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội.

Tại Nam Định, 100% các trường chọn sách 2 môn: Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội.

NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 phục vụ năm học mới. Theo báo cáo của NXB này, các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Khánh Hoà, Quảng Bình, Đắk Nông có 100% các trường tiểu học chọn sách của họ; Quảng Trị 94%; Trà Vinh 91%; Bến Tre 90%; Nghệ An và Quảng Nam 89%; Cao Bằng 88%; Đắk Lắk và TPHCM 85%; Kiên Giang 80%.

Đặc biệt, Khánh Hòa có 100% các trường tiểu học chọn 1 bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GD&ĐT Long An lý giải, 100% các trường của tỉnh lựa chọn sách Cánh Diều là do có  70% trong tổng số 218 trường tiểu học trong tỉnh chọn bộ sách Cánh Diều. Trên cơ sở này, Sở trình UBND tỉnh Long An phê duyệt, báo cáo về Bộ GD&ĐT để áp dụng cho 100% học sinh lớp 1 (29.000 em) học bộ sách này trong năm học 2020-2021.

Ðịa phương làm sai thông tư hướng dẫn

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng, giáo viên cơ bản dạy 5 môn có 25 đầu sách và giáo viên chuyên biệt có 21 đầu sách để lựa chọn. Tại trường Marie Curie, tổ giáo viên cơ bản dạy lớp 1 họp thảo luận, đánh giá, nhận xét và bỏ phiếu kín chọn 5 đầu sách của 5 môn, mỗi môn chỉ chọn 1 đầu sách.

Các tổ giáo viên chuyên biệt họp theo chuyên môn, làm tương tự. Kết quả, chọn 9 đầu sách (trong tổng số 46 đầu sách) của 9 môn học là 7 đầu sách có số phiếu lựa chọn đạt 100% và 2 đầu sách đạt gần 96%. Các đầu sách được lựa chọn thuộc 3 bộ sách khác nhau. “Với cách làm nói trên thì khả năng cả 9 môn học rơi vào 1 bộ sách là rất ít”, thầy Khang nói.

Đại diện một đơn vị phát hành sách giáo khoa lớp 1 năm nay cho rằng, có sự thiếu khách quan khi một tỉnh nào đó có 100% các trường chọn 1 bộ sách giáo khoa. “Vì không bao giờ có sự đồng đều tư duy ở cả một địa phương như thế… Thực tế sự lựa chọn vừa qua cũng có nhiều vấn đề. Có địa phương chọn rồi, lại chọn lại, con số thay đổi liên tục, các nhà xuất bản cũng gặp khó khăn khi phải tuân theo cơ chế thị trường”, vị này nói.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT, nói rằng, Bộ nhận báo cáo của 63 tỉnh thành, có 2 đơn vị cho kết quả hơi bất thường. Đó là những đơn vị mà 100% các trường lựa chọn 1 bộ sách giáo khoa. Bộ đã tìm hiểu và thấy hai tỉnh này chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện theo đúng Thông tư 01 về lựa chọn sách giáo khoa của Bộ.

Nhưng khi tổng hợp kết quả về Sở GD&ĐT, Sở đã báo cáo với UBND tỉnh xin ý kiến chọn 1 bộ sách giáo khoa được các trường lựa chọn tỷ lệ cao nhất để dùng chung cho tỉnh. Bộ nhận thấy đây là việc làm không đúng theo tinh thần thông tư hướng dẫn của Bộ cũng như thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sách giáo khoa chương trình mới.

Bộ đã yêu cầu 2 địa phương này thực hiện theo đúng quy định, tôn trọng quyền lựa chọn sách giáo khoa của tất cả các trường tiểu học trên địa bàn.

PGS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT (đơn vị soạn thảo Thông tư 01 hướng dẫn chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục), cho biết, theo Thông tư 01, quyền chọn sách lớp 1 thực hiện cho năm học tới là của các đơn vị trường học. Do vậy, ông Thành khẳng định, Bộ hay UBND tỉnh và Sở GD&ĐT đều không có quyền chỉ đạo điều chỉnh kết quả chọn sách giáo khoa của cấp trường, nếu việc lựa chọn ấy không có vi phạm gì.

Nếu địa phương nào giải thích rằng chọn 1 bộ sách giáo khoa nào đó mà tỷ lệ các trường chọn cao nhất để dùng chung cho toàn tỉnh là hoàn toàn sai, vi phạm quyền lựa chọn sách giáo khoa của cấp trường được nêu trong Nghị quyết 88 của Quốc hội và Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT.

Một giáo sư công tác tại một trường đại học sư phạm cho biết, ông rất lo ngại về chất lượng đổi mới giáo dục. Lựa chọn sách giáo khoa mà diễn ra cạnh tranh rất thị trường. Điều đó khiến ông không tin các sở lựa chọn sách giáo khoa theo chất lượng của sách. 
Theo VTC News
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.