'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt'

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng trẻ vào lớp 1 đang trong giai đoạn chuyển giao, các em nên "học mà chơi, chơi mà học".
'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt'

Trao đổi với Zing liên quan câu chuyện nhiều phụ huynh than phiền chương trình Tiếng Việt lớp 1 đổi mới nặng hơn trước, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng trước đây, học sinh không cần biết chữ trước khi vào tiểu học. 

Tiếng Việt lớp 1 dạy các em từ chữ cái, đánh vần. Đương nhiên, một số phụ huynh ở thành phố vẫn dạy trước cho con, song ông Nhĩ đánh giá đây không phải cách làm hay.

Không phải lúc nào cũng "càng sớm càng tốt"

“Ở độ tuổi mầm non, trẻ nên được chơi để phát triển năng lực, trí tuệ. Vào lớp 1, nhiều cháu học tốt hơn bạn là do được học trước chương trình”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định. 

Ông nói thêm việc tập viết đối với học sinh cũng chỉ ở mức một dòng, tức khoảng 5-6 chữ. Yêu cầu đối với học sinh lớp 1 là viết ngay hàng thẳng lối, chữ viết rõ ràng. Mức độ đẹp đến đâu tùy năng khiếu của các em.

Nói về việc dạy Tiếng Việt ngày nay, đặc biệt khi các phụ huynh, giáo viên than phiền chương trình nặng, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm chính người lớn đặt ra áp lực, giao bài tập khiến việc học nặng và học sinh khổ sở.

“Yêu cầu đặt ra như vậy, chúng ta cứ thực hiện như vậy, đừng ép học sinh đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt, gây căng thẳng. Việc học không phải càng sớm càng tốt. Người lớn muốn nhanh, dạy dồn dập, chuyện học hành mới nặng”, ông Nhĩ nêu quan điểm.

'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt' ảnh 1

GS.TS Lê Phương Nga cho rằng phụ huynh dạy học khi không biết phương pháp là đang tra tấn con. Ảnh minh họa.

Đừng so với “con nhà người ta”

Cùng quan điểm trên, GS.TS Lê Phương Nga, giảng viên cao cấp khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng phụ huynh không nên gây áp lực lên con hay can thiệp vào việc dạy học của giáo viên.

Nữ tiến sĩ cho rằng trong bộ 120 chỉ số phát triển của trẻ 5 tuổi do Bộ GD&ĐT đưa ra, mục 91 nêu trẻ cần “nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt”.

Theo thống kê, hơn 98% học sinh lớp 1 ở nước ta đã học mẫu giáo. Số còn lại là các em ở vùng sâu, vùng xa. Các em có thêm 1-2 tháng học Tiếng Việt tăng cường.

Do đó, trước khi vào lớp 1, học sinh đã biết mặt chữ. Do đó, việc trẻ biết bảng chữ cái sau 3 tuần học lớp 1 là bình thường. Hết lớp 1, các em cần đọc thông, viết thạo. Bà Nga nhấn mạnh nước nào cũng yêu cầu tương tự.

Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội.

GS.TS Nguyễn Phương Nga

Tuy nhiên, bà cho rằng nhiều phụ huynh đang gây áp lực lên con, muốn con đọc nhanh, viết đẹp như “con nhà người ta”. Mỗi đứa trẻ có quyền học theo đúng năng lực của mình, không bao giờ bị so sánh với người khác. Thế nhưng, các bà mẹ lại đặt cho trẻ áp lực phải như các bạn.

“Thế giới đang chuyển từ cạnh tranh để thắng lợi sang hợp tác cùng thắng lợi rồi. Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội”, GS Phương Nga nhắn nhủ.

Chuyên gia giáo dục này cũng cho rằng chính áp lực từ phụ huynh khiến giáo viên cũng căng thẳng theo, dẫn đến sức ép lên trẻ. Các bé không cần phải luyện viết đến mấy trang ở nhà, cùng không cần viết đẹp “như viết giấy khen”. Bởi vì sau nay, nếu viết không đẹp, trẻ có thể viết bằng máy. Đương nhiên, các bé cũng không nên viết nguệch ngoạc, chữ này lẫn chữ kia. 

Với việc giáo viên nhắc nhở do con viết không đẹp, bà Nga khuyên phụ huynh nên nhìn nhận lạc quan hơn, coi như cô quan tâm sát sao con mình. “Cha mẹ đừng áp sĩ diện của người lớn lên trẻ”, nữ tiến sĩ nhắn nhủ.

Trong việc học của con, phụ huynh là người đồng hành, không nên trực tiếp dạy con nếu không có nghiệp vụ sư phạm tiểu học. Ngồi cùng con đến hai giờ mà không dạy được, nghĩa là phụ huynh không biết phương pháp và không nên dạy nữa. Dạy như vậy, chính người lớn đang hành hạ, tra tấn con.

'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt' ảnh 2

PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không nên để trẻ học chữ trước khi vào lớp 1. Ảnh minh họa

Trước những lời than phiền về chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng, GS.TS Lê Phương Nga lý giải số lượng tiết học môn này trong một tuần tăng từ 10 tiết lên 12 tiếng. Đổi lại, số lượng tiết Toán giảm xuống còn 4 tiết. Sự điều chỉnh này là do tiếng Việt được xem là công cụ để các em học tiếp môn khác.

Quỹ thời gian được ưu tiên cho môn Tiếng Việt nhưng không có nghĩa việc học dồn dập, sau 3 tuần, học sinh phải đọc thông viết thạo. Thực tế, ở nhiều nơi, các em học xong lớp 1 vẫn chưa đọc được.

Ngoài ra, với chương trình mới, chú trọng phát triển năng lực, học sinh không chỉ học chữ, mà phải hiểu nghĩa (trước đây, học sinh học chữ không cần hiểu). 

Bà Nga nhấn mạnh mục tiêu chính của chương trình là trẻ đọc thông, viết thạo. Phụ huynh, giáo viên không nên tạo áp lực. Ngược lại, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm thế nào để trẻ thích học.

Tại họp báo thường kỳ quý III năm 2020 diễn ra chiều 30/9, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, thông tin gần đây, một số diễn đàn đăng tải thông tin phụ huynh nói về chương trình lớp 1 nặng sau một tháng học. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa nhận được ý kiến chính thức từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học khẳng định chương trình lớp 1 có sự điều chỉnh ở chỗ "trẻ cố gắng đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt", để có điều kiện chọn những môn khác.

Theo Zing
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .