Gia tăng các vụ việc xâm hại trẻ em

Gia đình vốn được xem là môi trường an toàn với trẻ em, nhưng đa phần các vụ việc xâm hại trẻ em đến từ người thân. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gióng hồi chuông báo động tới các cơ quan chức năng.
Tham gia thảo luận và giải quyết các tình huống với nội dung xung quanh 4 nhóm quyền của trẻ em. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN.
Tham gia thảo luận và giải quyết các tình huống với nội dung xung quanh 4 nhóm quyền của trẻ em. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN.

Mảng tối trong bức tranh chăm sóc trẻ em

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung, trong những năm qua, công tác trẻ em luôn được Đảng, Chính phủ và cả xã hội cùng quan tâm, dành nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em. Việt Nam được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đánh giá là một điểm sáng trên thế giới về chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, thì rất cần quan tâm tới mặt tối của bức tranh toàn cảnh về trẻ em tại Việt Nam, đó là tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em. Đây là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội và gần đây tình trạng này đang gia tăng, diễn biến hết sức phức tạp.

Thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019 cả nước có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...

Số trẻ em lao động trái pháp luật lên tới 790.518 trường hợp, 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và gần 13.500 trẻ 15 tuổi tảo hôn. Qua khảo sát tại địa phương cho thấy, hầu hết trẻ em phải tham gia lao động sớm đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; mục đích tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, được gia đình đồng thuận; chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc đưa các em trở về nhà…

Đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau, nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ. Qua giám sát tại một số địa phương cho thấy, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng, chiếm trên dưới 90%.

Kết quả giám sát của Quốc hội công bố mới đây cho thấy gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song vừa qua xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình. Nhiều địa phương, trẻ em bị xâm hại bởi chính người ruột thịt, người thân thích chiếm tỷ lệ cao như: Hà Tĩnh 67,6%, Hà Nội 51,9%, Bà Rịa Vũng Tàu 33%... Theo thống kê của Tổng đài 111 (trong tổng số các cuộc gọi đến), số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 65,88%.

Còn tại nhà trường, xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em. Trong đó có những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, có vụ gây bức xúc trong xã hội do giáo viên sử dụng các biện pháp bạo hành đi ngược lại với đạo đức nhà giáo; có những vụ nhiều học sinh đánh một học sinh. Đáng lưu ý, một số vụ Thầy giáo, nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại tình dục học sinh, có những vụ diễn ra trong thời gian dài, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội.

Không chỉ phải đối mặt với vấn nạn xâm hại, bạo lực ngoài đời thường, trẻ em thời nay còn gặp nhiều rủi ro, thách thức với những tệ nạn trên mạng xã hội. Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm, sống trên môi trường mạng nhiều giờ/ngày, thay đổi hoàn toàn cách các em học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ trước. Trong báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện nay nhiều học sinh học tập, giao lưu nhiều hơn trên môi trường mạng. Việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ dễ bị bóc lột tình dục, dụ dỗ và lừa gạt, tiếp xúc với những nội dung độc hại, bạo lực…

Đoàn giám sát của Quốc hội nhận định: Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, internet, mạng xã hội; việc di dân tự do; sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội trong một bộ phận người dân; tình trạng lạm dụng rượu, bia, chất kích thích mạnh khác chưa được ngăn chặn hiệu quả; cùng với đó, còn số lượng lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có cha mẹ ly hôn, cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ.

Bên cạnh đó, công tác giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đã được xử lý nghiêm. Cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ với 7.211 bị can. Tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát đạt 98,5% số vụ và 98,7% số bị can. Tòa án đã đưa ra xét xử 6.892 vụ với 7.686 bị cáo; việc áp dụng hình phạt cơ bản nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe.

Đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các vụ việc xâm hại

Thời gian qua, công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ em và 18 luật, bộ luật liên quan đến trẻ em; Chính phủ sửa đổi và ban hành mới 12 Nghị định, Thủ tướng ban hành 03 chỉ thị và 15 quyết định; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Các địa phương cũng quan tâm hơn đến công tác này; một số địa phương có nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên, theo một khảo sát nhanh của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy, ở vùng nông thôn, hơn 40% người lớn không biết về Luật Trẻ em. Tuyệt đại bộ phận trẻ em nông thôn hiện nay không biết được mình có quyền gì. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cũng cho thấy, số trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng thấp (10,4% tổng số trẻ em được khảo sát), tỷ lệ cha mẹ có kiến thức càng thấp hơn (chiếm 8,6%).

Đoàn giám sát của Quốc hội đưa ra nhận định: Công tác tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên. Nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa thiết thực; chưa chú trọng tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới, chưa phù hợp với đặc điểm nhiều vùng, địa phương. Chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng chính cần tuyên truyền là trẻ em và các bậc cha mẹ. Hiệu quả công tác tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu: Kết quả điều tra xã hội học với gần 9.000 người cho thấy: 9,8% người lớn trả lời không biết có Luật Trẻ em; 44,6% người lớn trả lời có nghe về Luật Trẻ em nhưng không biết rõ nội dung của Luật; 47% trẻ em sống trong cùng gia đình trả lời không biết chính xác quy định về độ tuổi trẻ em trong Luật.

Điều này cho thấy dù đã có một hành lang pháp lý rất vững chắc về chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhưng việc hiện thực hóa những văn bản pháp luật vào công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn nhiều bất cập.

Tại hội thảo liên quan đến công tác thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, các chuyên gia về trẻ em, vai trò cốt lõi trong công tác bảo vệ trẻ em là gia đình. Gia đình ở đây là cha mẹ và người thân trong gia đình của trẻ em, cộng đồng bao gồm những cán bộ bảo vệ trẻ em tại địa phương và người đứng đầu tại cơ sở.

Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh còn chưa đánh giá đúng vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều ông bố, bà mẹ để con thoải mái tiếp xúc với môi trường mạng, tiếp xúc với nhiều thông tin xấu độc mà không có kiểm soát. Cha mẹ còn thiếu kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ khỏi bạo lực, xâm hại tình dục, nhiều cha mẹ ngại đề cập đến những vấn đề nhạy cảm với trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ không có được những thông tin cần thiết để tự bảo vệ bản thân khỏi những “cạm bẫy” của xã hội.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu: "Cần phải thay đổi hoàn toàn về truyền thông, thậm chí nhấn mạnh cần có khung giờ vàng để dành cho trẻ em trên các phương tiện truyền hình ở Trung ương và các đài địa phương. Chỉ cần 15 phút trong khung giờ này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác thực hiện quyền và bảo vệ trẻ em trên cả nước. Bên cạnh đó, cần phải đưa các tiêu chí về bảo vệ trẻ em thành một trong những tiêu chí đánh giá nông thôn mới để nâng cao nhận thức của người đứng đầu tại địa phương".

Còn Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và các địa phương có giải pháp tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu không chấp hành nghiêm hoặc vi phạm pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; đầu tư và huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; làm tốt công tác phối hợp liên ngành; bố trí kinh phí hợp lý cho công tác này.

Theo Báo Tin tức
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.