Nên giữ hay bỏ trường chuyên?

(Ngày Nay) - Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình trường chuyên vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, thay vì xoá bỏ, chúng ta nên đổi mới cho phù hợp hơn.

Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, phải trải qua vòng sơ tuyển cam go. Nếu kết quả học lực trung bình môn trong 5 năm học tiểu học đạt hầu hết 10 điểm ở các môn thì mới đủ điều kiện dự thi. Đây không phải năm đầu tiên trường chuyên Amsterdam - Hà Nội đưa ra điều kiện sơ tuyển như vậy.

Trước sự việc trên, trao đổi với Vnexpress, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đề xuất nên đóng cửa trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (trường Ams) và mọi trường chuyên khác hoặc bán cho tư nhân, để tránh áp lực cho học sinh.

Là học sinh lớp Vật lý 1 trường Hà Nội - Amsterdam khóa 1992-1995, TS Thành chia sẻ đó là quãng thời gian đẹp bởi tinh thần tự do được nuôi dưỡng từ đó. Tham gia đội tuyển, ông được học thêm với những thầy giáo giỏi nhất nước lúc bấy giờ. Nhưng ông cho rằng cần giải tán ngôi trường này hoặc biến nó thành trường tư thông qua bán đấu giá.

Ông cho rằng, mô hình trường chuyên tồn tại nhiều bất cập.

Thứ nhất, ông Thành đánh giá mô hình trường Ams là "lấy của người nghèo chia cho người giàu". Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn vào trường học. Điều này mở rộng sự bất công xã hội.

Vì thế mô hình trường Ams sẽ ổn nếu đó là trường tư, như kiểu trường Phổ thông liên cấp Olympia - nơi phụ huynh giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con trở thành người mà họ mong muốn. "Với mô hình trường Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền của phụ huynh khác. Vậy là không công bằng", ông Thành lập luận.

Thứ hai, theo ông Thành, mô hình trường Ams khiến nhiều phụ huynh "sẵn sàng đút lót chạy bảng điểm đẹp, chạy đủ thứ giải thưởng để cho con vào trường". Điều này chứng tỏ việc lo cho con được học ở Ams giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra chạy chọt.

Thứ ba, một trong những lý do khiến ông Thành nghĩ cần giải tán các trường chuyên lớp chọn vì đã hết vai trò của nó. Trường chuyên trước đây thường đào tạo ra một ít "gà nòi" để "đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi quốc tế". Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy rẻ hơn nhiều. Những người học trường chuyên được kỳ vọng sẽ phục vụ tốt cho đất nước vì có khả năng thật. Tuy nhiên, điều này không đúng với hiện tại.

"Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con học trường đó", TS Thành nói. Ông còn lập diễn đàn trên mạng xã hội để mọi người thảo luận nhằm cải cách trường Ams và hệ thống trường chuyên lớp chọn ở Việt Nam. Sau ba ngày, nhóm này thu hút hơn 2.200 người tham gia.

Nên giữ hay bỏ trường chuyên? ảnh 1

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nằm trên phố Hoàng Minh Giám, Hà Nội. - Ảnh: Vnexpress

Mô hình “trường chuyên” hay “trường năng khiếu” ra đời hơn 40 năm nay, được coi là một thiết chế giáo dục công lập đặc biệt ở Việt Nam - nơi tuyển chọn và đào tạo những cá nhân suất sắc nhất của một lứa học sinh.

Kết quả nổi bật nhất của các trường chuyên công lập là những giải thưởng học sinh giỏi quốc tế, quốc gia. Việc được học trường chuyên cũng là niềm tự hào của nhiều học sinh, gia đình. Trường chuyên cũng làm nên danh tiếng, thương hiệu của nhiều địa phương.

Thế nhưng, vấn đề “giữ” hay “bỏ” mô hình trường chuyên đã được đặt ra nhiều lần. Thực tế, trong Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020 tới đây), trong các loại hình nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân, không có mô hình trường chuyên, lớp chọn.

Dù luật không quy định, nhưng thực tế, hiện nay trên cả nước, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 trường chuyên. Các địa phương rất quan tâm và đầu tư nhiều kinh phí, tiền bạc cho các trường chuyên với kỳ vọng hằng năm sẽ gặt hái được thành tích.

Quan điểm của ông Thành những ngày qua đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý nên xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn để học sinh được hưởng sự công bằng và không áp lực học tập. Ngược lại nhiều ý kiến cho rằng, duy trì trường chuyên là sự tiến bộ và cần thiết.

Không xóa bỏ nhưng cần đổi mới

Bàn về vấn đề này trên VTC News, TS Vương Thanh Nga, một chuyên gia tư vấn và định hướng giáo dục trẻ em nhận định, mô hình trường chuyên lớp chọn vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Thay vì xoá bỏ, chúng ta nên có những đổi mới cho phù hợp hơn. "Nếu chỉ vì những cuộc chạy đua điểm số khốc liệt mà xoá bỏ trường chuyên là lối tư duy cực đoan".

Vị chuyên gia chỉ ra, chúng ta cần xác định rõ đâu là nguồn cơn tạo nên áp lực học tập và những cuộc chạy đua khốc liệt đó. Chính phụ huynh là người luôn muốn con học trường chuyên để làm rạng danh gia đình nên mỗi mùa tuyển sinh đến đều ép con trẻ vào guồng học, guồng chạy đua đó.

Có những phụ huynh không tiếc tiền bạc, thời gian để đầu tư cho con có một bảng kết quả học tập 100% các môn đều điểm 10. Rồi thuê gia sư cho con đi học thêm ngày đêm với mong muốn con có được một suất vào trường chuyên; lớp chọn. Mong muốn tương lai của con tốt đẹp là không sai, nhưng nhiều phụ huynh đang bị cuồng mác trường chuyên, TS Nga nói.

Các trường chuyên, lớp chọn họ vẫn đang làm đúng mục tiêu là chọn ra những tinh hoa để đào tạo nhân tài cho mai sau. Các trường chuyên không sai. Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường mỗi năm có hạn, trong khi hồ sơ nộp dự tuyển quá nhiều, buộc lòng nhà trường phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, giải thưởng để sàng lọc. 

TS Nga cho rằng, quan trọng nhất là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình. Không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp với trường chuyên, lớp chọn, cần xét đến năng lực học tập, tố chất và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Ngoài áp lực trong việc chạy đua về điểm số, một số lập luận cho rằng các trường chuyên được đầu tư quá nhiều, vô tình trở thành trường học của con nhà giàu.

Bác bỏ ý kiến trên, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo “người tài” cho mỗi địa phương, cho đất nước. Các trường chuyên phải được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên là điều dễ thấy, dễ hiểu.

Nếu có thay đổi, thì chỉ nên xem xét điều chỉnh phương thức đào tạo, phương thức tuyển chọn và phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên, không nên quá cực đoan cho việc đổi mới trường chuyên lớp chọn, vị này nói.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, mô hình trường chuyên, lớp chọn là để phát hiện khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa, có năng lực xuất sắc.

Từ lâu, mô hình trường chuyên được coi là chuẩn mực, đầu tàu tạo ra những thế hệ học sinh “học tập tốt, rèn luyện tốt, ý thức tốt”. Chính vì lí do đó, khiến phụ huynh đã không tiếc tiền chạy đua cho con trẻ 1 suất vào môi trường học tập tốt toàn diện. Các trường chuyên vẫn luôn là niềm tự hào, là đặc sản giáo dục của mỗi địa phương.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.