Nghỉ học tránh dịch dài ngày, thời gian năm học sẽ thay đổi ra sao?

(Ngày Nay) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch.
Kế hoạch năm học sẽ được Bộ GD-ĐT điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế của dịch bệnh.
Kế hoạch năm học sẽ được Bộ GD-ĐT điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế của dịch bệnh.

Việc nghỉ học kéo dài khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập. Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, trường hợp diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thì an toàn sức khoẻ cho học sinh, cán bộ, giáo viên vẫn phải ưu tiên hàng đầu.

Trường hợp bất khả kháng khiến việc nghỉ học của học sinh kéo dài, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán và điều chỉnh thời gian nhằm đảm bảo các nhà trường có đủ quỹ thời gian cần thiết để xây dựng kế hoạch dạy học và đảm bảo chương trình.

Ông Thành khẳng định: "Chúng ta còn quỹ thời gian để có thể điều chỉnh thời gian năm học cũng như thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT sẽ phải tính toán cụ thể dựa trên tình hình thực tế để cân đối kế hoạch, đảm bảo các nhà trường dạy và học hết chương trình của năm học 2019 - 2020 cũng như chuẩn bị cho năm học tới mà ít bị ảnh hưởng nhất".

Theo ông Thành, dựa trên quyết định điều chỉnh khung thời gian năm học mà Bộ đã ban hành cuối tháng 2 vừa qua thì các mốc thời gian đều lùi lại 4 tuần, tương ứng với thời điểm đó, học sinh cả nước đã nghỉ học 4 tuần và có thể kéo dài thêm một số tuần trong tháng 3.

Tuy nhiên, trên thực tế đến nay học sinh mầm non, tiểu học, THCS và cả THPT ở một số tỉnh, thành đang phải nghỉ học đến tuần thứ 6 vì dịch bệnh diễn biễn phức tạp. Nếu phải nghỉ học đến hơn 8 tuần hoặc hơn nữa thì việc phải cân nhắc, tiếp tục điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học là việc Bộ đã tính toán và cũng đã có những phương án cụ thể cho từng tình huống.

Các địa phương sẽ căn cứ vào thời gian học sinh trở lại trường, quyết định để điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học của địa phương mình một cách phù hợp, trong đó quyết định thời gian thi, tuyển sinh vào lớp 10, tuyển sinh đầu cấp… cho các cơ sở giáo dục của địa phương với nguyên tắc đảm bảo thời gian thực dạy - thực học của các nhà trường theo quy định.

Ông Thành khẳng định, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Bộ GD-ĐT nhất quán chủ trương đặt vấn đề sức khoẻ, an toàn của học sinh, giáo viên và các nhà trường lên hàng đầu. Nếu các nhà trường vẫn buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh thì Bộ GD-ĐT sẽ luôn có những chỉ đạo, hướng dẫn linh hoạt, kịp thời, không vì các mốc thời gian đã định mà “làm khó” cho các nhà trường và người dân trong các quyết định có liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh.

Nghỉ học tránh dịch dài ngày, thời gian năm học sẽ thay đổi ra sao? ảnh 1

PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT.

Thời gian thi THPT quốc gia có thay đổi?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với VOV, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, với khung thời gian năm học mà Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, khoảng thời gian giữa mốc thời điểm kết thúc năm học (30/6) và thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia (23-26/7) vẫn tương đương các năm trước.

Với những địa phương phải cho học sinh nghỉ thêm, trước mắt nhà trường có thể chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục trong khung thời gian còn lại để khắc phục.

Trong trường hợp địa phương phải cho học sinh nghỉ dài hơn, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và điều chỉnh cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp để đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình cũng như đảm bảo thời gian ôn thi.

“Theo tính toán của chúng tôi, vẫn có một khoảng thời gian cho phép trước ngày khai giảng năm học tới 5/9 để có thể nới khung thời gian năm học nếu cần thiết.

Về việc các trường tự tổ chức chương trình giáo dục từ xa, ông Thành cho rằng, với cấp học phổ thông, việc học trực tuyến, hay qua mạng đã được các trường thực hiện từ lâu,  không phải chỉ khi đến mùa dịch. Qua đó, học sinh vẫn có thể làm những bài tập, nộp sản phẩm cho giáo viên qua mạng và có thể đánh giá.

Nhà trường có thể chủ động để xây dựng các nội dung bài học, nhưng vẫn phải hướng dẫn học, kiểm soát một cách bài bản. Việc học trực tuyến giúp học sinh duy trì được việc học và khi trở lại trường có thể tiếp tục nội dung các chương trình. Sắp tới, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc này.

Mới đây, ngoài việc học trực tuyến qua mạng, livestream trên các nền tảng công nghệ khác nhau, để đảm bảo việc học của học sinh, nhiều địa phương như Nam Định. Hà Nội... đã triển khai chương trình học qua truyền hình để mọi đối tượng học sinh đều dễ dàng tiếp cận.

TIN LIÊN QUAN
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.