Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online

(Ngày Nay) - Các trường học Trung Quốc đã coi việc dạy học trực tuyến như một biện pháp để đối phó với sự gián đoạn do dịch Covid-19 gây ra, nhưng chính việc sắp xếp việc học cho các con ở nhà lại đang khiến nhiều phụ huynh đau đầu.


Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online

Trong khi những đứa trẻ phải dán mắt vào màn hình thậm chí nhiều giờ hơn mỗi ngày so với bình thường, cha mẹ và ông bà cũng có nghĩa vụ phải theo dõi sát sao, kiểm tra bài tập về nhà được đăng tải trong các nhóm chat trực tuyến, chụp ảnh bài tập đã hoàn thành và gửi cho giáo viên.

Tình cảnh này hiện đang hết sức phổ biến tại Trung Quốc, hiện quốc gia này vẫn chưa cho hệ thống trường học mở cửa lại dù tình hình dịch bệnh đã có dấu hiệu được cải thiện.

Trên các trang mạng xã hội, nhiều bậc cha mẹ đã phàn nàn về các khóa học trực tuyến là “quá hình thức” và đang ngốn rất nhiều quỹ thời gian làm việc của họ. Các bậc cha mẹ cũng bày tỏ lo ngại rằng học trực tuyến quá lâu có thể gây hại cho thị lực cho con mình.

“Việc học online gây tác động lớn nhất đối với các bậc phụ huynh trẻ tuổi, vì các trường học và giáo viên đều mong muốn họ hỗ trợ cho con cái mình học ở nhà”, Liu Yuanju, nhà nghiên cứu tại Học viện Tài chính và Luật Thượng Hải, cho biết.

Theo vị chuyên gia, các khóa học trực tuyến cũng không tránh khỏi việc tồn tại những khuyết điểm cố hữu.

“Có một số nhược điểm. Giáo dục trực tuyến đòi hỏi các gia đình phải truy cập internet và điện thoại thông minh, dựa vào sự hiểu biết về công nghệ của cha mẹ và buộc họ phải có nền tảng kiến thức vững chắc liên quan tới lĩnh vực này” ông Liu nói.

Anh Sun - cha của một học sinh lớp 4 ở Thượng Hải chia sẻ rằng con trai mình thường tham dự 7 lớp học qua chiếc máy tính xách tay ở nhà, từ 8h50 sáng đến 5h chiều.

Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online ảnh 1

Các giáo viên Trung Quốc đang làm quen với việc lên lớp một mình để ghi hình các bài giảng cho học sinh. Ảnh: SCMP

Sau khi chỉ bảo cho con về cách sử dụng máy tính và quan sát ngày học đầu tiên, Sun giao trách nhiệm giám sát việc học ở nhà của con trai mình cho ông bà nội.

Mỗi lớp học online kéo dài 40 phút bao gồm hai phần: một bài giảng video 20 phút được phát trực tiếp, tiếp theo là hướng dẫn tương tác kéo dài 20 phút cùng với giáo viên thông qua ứng dụng gọi hội nghị của Alibaba - DingTalk.

Nhiều phụ huynh được yêu cầu đăng ký tài khoản DingTalk thay cho con mình, yêu cầu liên kết số điện thoại di động của họ. Trong trường hợp này, chúng có thể bị ngập trong các thông báo cho bài tập về nhà và lời nhắc bài giảng, theo Sun.

"Mỗi lần cô giáo đăng thông báo về bài tập trên Dingtalk thì tôi cũng nhận được – điều này thực sự gây khó chịu”, Sun cho biết anh cũng sử dụng DingTalk cho công việc, và liên tục bị “tra tấn” bởi âm thanh thông báo từ ứng dụng này. “Đối với các bậc phụ huynh, điều này khá phiền nhiễu”, anh nói.

Sun tin rằng mặc dù các khóa học trực tuyến là rất hữu ích đối với học sinh trong mùa dịch bệnh, nhưng chúng vẫn đòi hỏi quá nhiều sự tham gia của phụ huynh.

“Các cơ quan giáo dục cho rằng, mỗi gia đình đều có một thành viên rảnh rỗi và có thể chăm sóc đứa trẻ cả ngày cũng như giúp nó hoàn thành bài tập - nhưng điều này hoàn toàn không hợp lý”, theo Sun. “Bạn không thể yêu cầu người dân tiếp tục công việc trong khi đồng thời mong đợi phụ huynh giám sát con cái ở nhà. Quả bóng trách nhiệm đang được các nhà chức trách đá sang cho từng phụ huynh một”.

Phụ huynh Trung Quốc gặp khó với phương pháp học online ảnh 2

Trẻ em Trung Quốc đang phải thích nghi với phương pháp học mới tại nhà. Ảnh: AP

Vào giữa tháng 2, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phát động một chương trình giáo dục trực tuyến cũng như một kênh truyền hình dành cho học sinh học tập tại nhà.

Và nhiều giáo viên đã bắt đầu cung cấp các khóa học trực tuyến để đảm bảo rằng các học sinh của mình - đặc biệt là những học sinh đang chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 6, vẫn đủ kiến thức như học trên lớp.

Tuy nhiên, các lớp học trực tuyến đã nhận được phản ứng trái chiều từ cả học sinh và giáo viên, các chuyên gia giáo dục đã gợi ý rằng phương pháo này thậm chí có thể làm gia tăng khoảng cách giáo dục giữa thành thị và nông thôn, do sự khó khăn trong việc tiếp cận Internet.

Nhiều gia đình vốn phụ thuộc vào ông bà để chăm sóc trẻ nhỏ cũng đang gặp rắc rối trong việc giám sát con em học tập, bởi người cao tuổi thường không thông thạo các công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, nhiều phụ nữ tại các vùng ở Trung Quốc phải gánh vác thêm trách nhiệm giám sát con cái học tập song song  với việc chăm sóc gia đình.

Các quan chức giáo dục ở thành phố Tế Nam (Sơn Đông) gần đây cũng đã nhận nhiều chỉ trích sau khi đề nghị các bà mẹ xin nghỉ phép để ở nhà và chăm sóc con cái, thay vì là các ông bố.

Chen Wenxin, mẹ của một bé gái 7 tuổi ở Thượng Hải, cho biết rằng kể từ khi con gái bắt đầu tham gia các khóa học online vào tuần trước, cô đã nghi ngờ về hiệu quả của phương tiện học trực tuyến này.

Mặc dù con gái cô khá chủ động với việc học của mình và không cần sự giám sát chặt chẽ, Chen cho biết cô bé vẫn thấy các khóa học nhàm chán và đôi khi trở nên mất tập trung.

Đối với Chen - người vốn làm việc trong ngành giáo dục trực tuyến, các lựa chọn học từ xa hiện đang thiếu đi các tính năng để đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Theo Sixth Tone
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.