Sách giáo khoa Nhật Bản: Chú trọng nhất giáo dục công dân

(Ngày Nay) - Giáo dục là một trong những nền tảng cơ bản cho sự phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một nền giáo dục hòa hợp với văn hóa và cập nhật với xu thế của thời đại, Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng với nền giáo dục độc đáo của riêng mình.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Học sinh Nhật một năm có 3 kỳ

Cornelius Phan – một giáo viên người Mỹ, đã dành 4 năm làm việc trong Hội đồng Giáo dục của Thành phố Nishinoomote (tỉnh Kagoshima). Khoảng thời gian giảng dạy trực tiếp cho học sinh cấp 1 và cấp 2 tại Nhật Bản đã giúp Phan có cái nhìn tổng quan về nền giáo dục độc đáo này.

Theo Phan, trường học tại Nhật Bản thường được chia thành 5 cấp độ dựa theo lứa tuổi:

Yōchien (Trường mẫu giáo) từ 3 đến 6 tuổi.

Shōgakkō (trường Tiểu học) từ 6 đến 12 tuổi.

Chūgakkō (Trung học cơ sở) từ 12 đến 15 tuổi.

Kōkō (Trung học phổ thông) từ 15 đến 18 tuổi.

Daigaku (Đại học) hoặc Senmongakkō (Trường dạy nghề), các khóa học sẽ kéo dài từ 2-4 năm.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm Tiểu học và 3 năm Trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm Trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm Đại học hoặc trường nghề.

Một năm học có 3 kỳ: mùa hè, mùa đông và mùa xuân, mỗi kỳ học đều có kỳ nghỉ nối tiếp. Năm học bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Sách giáo khoa Nhật Bản: Chú trọng nhất giáo dục công dân ảnh 1

Ảnh minh họa

Nội dung chương trình sách giáo khoa

Thông thường, chương trình giảng dạy của Nhật Bản sẽ xoay quanh 10 môn học cụ thể: Tiếng Nhật; Địa lý và Lịch sử; Giáo dục công dân; Toán; Khoa học; Giáo dục sức khỏe và thể chất; Nghệ thuật; Tiếng Anh; Kinh tế gia đình (dạy kỹ năng nấu nướng và thêu thùa) và Thông tin.

Một điều khác biệt của giáo dục Nhật Bản đó là tại các trường Tiểu học, bộ môn Giáo dục công dân (bao gồm các nội dung như Xã hội đương đại, Đạo đức, Chính trị và Kinh tế) rất được chú trọng.

Ngoài ra, các bộ môn tiêu chuẩn như Toán, Khoa học, Nghệ thuật và Thể dục vẫn được giảng dạy, nhưng Giáo dục công dân là một môn học riêng biệt, hoàn chỉnh với sách giáo khoa được biên soạn và thời lượng giảng dạy được phân bổ kỹ càng.

Giáo viên khi giảng dạy bộ môn này sẽ không ấn định những gì trẻ nên làm hoặc không nên làm, mà dành nhiều thời gian hơn để tạo điều kiện thảo luận về các tình huống khó xử về đạo đức; cách học sinh sẽ phản ứng với một tình huống nhất định. Ngoài ra, sẽ không có những câu trả lời đúng hoặc sai cho một vấn đề, mà học sinh sẽ được thoải mái trao đổi như người lớn hành xử ngoài đời thực.

Các giờ ăn trưa của học sinh cũng là một tiết học, nơi trẻ em được dạy tính tự lập; biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh tập thể; biết chăm sóc bản thân; biết phục vụ bạn bè và thể hiện lòng biết ơn,...

Học sinh còn được dạy và rèn luyện: trước khi nói, trước khi hành động cần suy nghĩ phán đoán đối tác của mình sẽ suy nghĩ, sẽ phản ứng thế nào? Hay nói khác hơn là phải đặt mình vào vị trí của người khác trước khi nói và hành động để không làm tổn thương đến người khác.

Với các môn như Toán hay Khoa học, các nhà soạn sách giáo khoa chú trọng vào tính chuẩn hóa cao về nội dung và tính thực tiễn, các đơn vị kiến thức được sắp xếp khoa học, logic.

Chương trình Toán của Nhật Bản được xây dựng sớm hơn theo chiều rộng, được lặp đi lặp lại theo từng lớp và cấp học với sự tiếp nối và chiều sâu kiến thức tăng dần, giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu và hiểu biết sâu rộng hơn sau mỗi bài học. Ngoài ra những bài toán thực tế, bài tập thủ công giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn vấn đề.

Trong sách giáo khoa Toán lớp 4, học sinh được dạy về sự thay đổi thời gian trên cùng một đồng hồ khi thay đổi vị trí của đồng hồ làm nền tảng để sau này các em có thể dễ dàng hiểu về sự chênh lệch  thời gian giữa các quốc gia, các múi giờ, làm cơ sở để  các em có kỹ năng hội nhập toàn cầu.

Ngoài ra, giáo viên còn tổ chức những tiết học về ghép hình, học sinh được tự mình tham gia vào các hoạt động này, giúp cho các em có khả năng tưởng tượng, sáng tạo tốt hơn.

Còn với bộ môn Khoa học, ngoài việc được giảng dạy các kiến thức về Vật lý, Hóa học hay Sinh học, học sinh sẽ được tham gia nghiên cứu các dự án khoa học ngay từ khi mới chỉ lớp 3, hướng cho học sinh tự tìm tòi, rút ra kết luận của riêng mình.

Cụ thể, học sinh đã được học cách khám phá tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình như: tìm hiểu về địa phương nơi cư trú và xác định những địa điểm quan trọng trên bản đồ câm; phân biệt các cửa hàng tiện lợi với các siêu thị; cách tổ chức phục vụ của siêu thị nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi học về các con vật hoặc cây cối, học sinh đều được thực hành nuôi, trồng, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống. Nói chung, các kiến thức đều không bị áp đặt từ chủ quan giáo viên mà học sinh được từng bước nhận ra vấn đề trước khi rút ra kết luận cuối cùng.

Không chỉ truyền thụ kiến thức mới, chương trình và sách giáo khoa Khoa học rất chú trọng việc củng cố và hệ thống hóa. Cuối mỗi cuốn sách đều ghi lại những kiến thức quan trọng nhất trong năm học.

Bên cạnh phần kiến thức phổ cập, ở từng phần, sách giáo khoa đều có nội dung nâng cao dành cho (và chỉ dành cho) học sinh khá giỏi và có lòng ham thích với môn học.

Không chỉ kiến thức, người Nhật rất chú trọng vào việc phát triển thể chất cho học sinh, nhất là ở các lứa tuổi đầu đời.

Wayne Knapp – một người Mỹ sinh sống 3 năm tại Tokyo và có 2 con nhỏ đang theo học tại đây, rất ấn tượng với bộ môn Giáo dục thể chất và phong trào thể thao học đường tại Nhật Bản.

“Học sinh Nhật Bản có rất nhiều lựa chọn khi được học thể dục, chúng sẽ được khuyến khích tham gia các bộ môn như điền kinh, bóng chày, bơi,…cùng với các môn võ cổ truyền khác”, Knapp chia sẻ.

Áp lực thi cử

Thi cử luôn là một điều ám ảnh đối với học sinh Nhật Bản. Trước khi bước vào các kỳ thi tuyển chọn đầu vào, các thí sinh sẽ phải “nhồi nhét” khối lượng kiến thức khổng lồ. Học sinh không còn cách nào khác ngoài việc ngày đêm ôn luyện để có thể vượt qua được các “kỳ thi địa ngục”.

Nhật Bản đang trong quá trình thay đổi kỳ thi tuyển sinh đại học tiêu chuẩn của nước này, được biết đến với tên gọi là “Bài kiểm tra Trung tâm”. Mục tiêu của chính phủ Tokyo là đến năm 2020, kỳ thi sẽ hướng cho học sinh thể hiện tư duy phản biện và tránh khỏi lối học vẹt.

Các trường luyện thi, được gọi là “juku”, rất phổ biến ở Nhật Bản. Vào cuối năm trung học, học sinh sẽ làm một bài kiểm tra để quyết định tương lai của mình, và thời gian chuẩn bị được gọi là “juken jigoku”, hay “kỳ thi địa ngục”. Nhiều trường đại học cũng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.

Các công ty Nhật Bản rất chú ý đến trình độ của các nhân viên tương lai, điều này khiến sự cạnh tranh cho các trường đại học danh tiếng luôn ở mức căng thẳng. Những học sinh không đỗ được các trường đại học mục tiêu của mình thường sẽ chọn cách ở nhà ôn luyện thêm 1 năm để thi lại.

Theo lời kể của Cornelius Phan, khi bước vào thời gian chạy nước rút, gần như các học sinh sẽ “biến mất” khỏi các tiết học thông thường.

“Nhiều học sinh đã bắt đầu chuẩn bị cho các kỳ thi này từ năm 2 Trung học cơ sở. Điều đó có nghĩa rằng chúng dành 2 năm chỉ ôn tập để đỗ được vào ngôi trường trung học mong muốn”, Phan chỉ ra.

Vào đại học cũng khó khăn không kém. Yêu cầu tuyển chọn thường rất khó khăn, chỉ khoảng 56% thí sinh vượt qua trong lần thi đầu tiên. Những người thi trượt trở thành thí sinh tự do và phải tự học 1 năm ròng để chuẩn bị cho kỳ thi lại vào năm tới”.

Vào năm 2014, một nghiên cứu của các bác sĩ thần kinh Nhật Bản cho biết khoảng 58% những người làm lại bài thi bị trầm cảm, do cảm thấy tự ti, kém cỏi và lo lắng khi không đỗ đại học.

Giáo sư Rui Yang, Phó Trưởng khoa Giáo dục tại Đại học Hong Kong cho biết: “Áp lực (thi cử - ND) ở Hàn Quốc và Nhật Bản là rất lớn. Tuy nhiên, một khi xã hội phát triển kinh tế, áp lực này sẽ giảm dần”.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.