Sau khi thi xong tốt nghiệp THPT, thí sinh cần làm gì?

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần theo dõi thời gian công bố kết quả thi, thời gian cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ,…
Sau khi thi xong tốt nghiệp THPT, thí sinh cần làm gì?

Từ 11/8, các hội đồng thi trên cả nước bắt đầu thực hiện quy trình chấm thi. Bài thi tự luận được chấm hai vòng độc lập bởi cán bộ của hai tổ khác nhau.

Việc chấm kiểm tra thực hiện với ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận đã được cán bộ chấm thi chấm xong lần 1 hoặc lần 2 theo tiến độ chấm thi và theo chỉ đạo của trưởng ban chấm thi tự luận. Việc này nhằm đảm bảo sự đều tay trong chất lượng chấm bài thi tự luận.

Đối với bài thi trắc nghiệm sẽ chấm bằng phần mềm chuyên dụng do Bộ GD-ĐT cung cấp, quét ảnh đến khi có kết quả là điểm bài thi của từng thí sinh. Tổ chấm sẽ quét theo từng túi bài thi. Các bài thi được quét xong sẽ niêm phong lại ngay. Trong toàn bộ quá trình sẽ có sự chứng kiến của thanh tra.

Theo kế hoạch, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được công bố vào ngày 27/8. Thí sinh cần lưu ý những điều sau đây.

Giấy chứng nhận kết quả thi được trả chậm nhất vào ngày 4/9

Việc xét công nhận tốt nghiệp sơ bộ sẽ được các Sở GD-ĐT thực hiện, hoàn thành chậm nhất vào 30/8. Hiệu trưởng trường phổ thông cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại Giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh chậm nhất vào ngày 4/9.

Sau khi có kết quả thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm. Các Sở GD-ĐT, nhà trường sẽ công bố việc đối sánh giữa điểm thi và điểm ghi trong học bạ của học sinh.

Nhận phúc khảo từ 27/8 đến hết 5/9

Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi. Những thí sinh có nguyện vọng phúc khảo bài thi có thể nộp đơn tại nơi đăng ký xét tuyển từ ngày 27/8 đến hết ngày 5/9. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, thí sinh sẽ được Hội đồng thi thông báo kết quả phúc khảo.

Trước ngày 20/8, các trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các Sở GD-ĐT để thông báo cho thí sinh

Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe dự kiến trước ngày 5/9.

Các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường dự kiến trước ngày 8/9.

Điều chỉnh nguyện vọng từ 9/9

Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển dự kiến từ ngày 9/9 đến 17h ngày 16/9 với hình thức trực tuyến và từ 9/9 đến 18/9 với hình thức điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Trước 17h ngày 20/9, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu).

Công bố kết quả xét tuyển đợt 1

Các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 dự kiến trước 17h ngày 27/9. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 3/10 (tính theo dấu bưu điện).

Từ 8/10 đến hết tháng 12/2020, các trường còn thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung.

Đối với các thí sinh phải dự thi tốt nghiệp THPT ở đợt 2 vì Covid-19, quyền lợi của các em vẫn sẽ được đảm bảo. Theo đại diện Bộ GD-ĐT, đề thi đợt 2 cũng sẽ có độ khó tương đồng đợt 1 để tạo sự bình đẳng.

Các thí sinh dự thi đợt sau vẫn được sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ; đặc biệt là vẫn có cơ hội vào các trường top trên. Các trường này sẽ có những tính toán để dành số lượng chỉ tiêu hợp lý cho các em dự thi đợt 2.

Năm nay là năm đầu tiên trong lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT được chia làm hai đợt. Đợt 1 có khoảng 880.000 thí sinh dự thi. Những địa phương đang thực hiện cách ly xã hội và thí sinh F0, F1, F2 sẽ dự thi đợt hai với số lượng hơn 26.300 em.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.