SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.

Nguồn tin của Vietnamnet cho biết, tài liệu này được đăng tải trên trang lưu trữ phiên bản điện tử các cuốn trong bộ sách Cánh Diều lớp 1. Theo đó, tài liệu gồm 12 trang với 2 nội dung chính, bao gồm:

Phần I: Giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp.

Phần II: Hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.

Cụ thể, trong tài liệu điều chỉnh đưa ra 11 bài đọc bổ sung cho 11 bài bị cho là không phù hợp, được Bộ GD-ĐT yêu cầu chỉnh sửa bổ sung, cùng nhiều điều chỉnh liên quan đến từ ngữ trong các bài học.

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 1

Danh sách các bài đọc được bổ sung

Ví dụ, với bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" (1) và (2), nhóm biên soạn sách đã thêm 2 bài đọc khác để bổ sung là "Kết bạn" và "Hồ sen"; Bài "Quạ và chó" được bổ sung thêm bài "Phố Thợ Nhuộm"....

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 2

Hay bài Ve và gà (1,2), có thêm 2 bài đọc bổ sung là Bờ Hồ và Chăm bà.

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 3

Bài đọc Ve và gà (2) từng gây tranh cãi được nhóm biên soạn giới thiệu bài Chăm bà để giáo viên sử dụng thay thế.

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 4
SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 5

Một số bài đọc khác được bổ sung

Với những ngữ liệu bổ sung này, giáo viên có thể thay thế để giảng dạy cho phù hợp.

Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ từ "cuỗm" được thay bằng từ "tha" trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép". Các từ "thở hí hóp", "bê be be"... được loại bỏ.

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa như thế nào? ảnh 6

Phần điều chỉnh từ ngữ

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, tài liệu này hiện đã được nhà xuất bản gửi hồ sơ lên Bộ GD-ĐT để đề nghị Hội đồng thẩm định phê duyệt. Đồng thời, đưa lên mạng để xin ý kiến giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và của xã hội từ ngày 14 - 20/11/2020.

Theo Kế hoạch, Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định lần cuối vào ngày 21/11 sau khi có ý kiến của các giáo viên gửi về. Dự kiến, trước ngày 30/11, NXB có trách nhiệm hoàn thiện và gửi về địa phương để bổ sung tài liệu này cho học sinh miễn phí.

Như Vnexpress đã đưa tin, trước đó, ngày 15/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều chỉnh sửa, hiệu đính nội dung chưa phù hợp, gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 để thẩm định. Sau đó, Hội đồng thẩm định báo cáo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo để xem xét, phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11.

Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Hội đồng thẩm định rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều. Trước phản ánh về việc sách đưa nội dung chưa phù hợp, Hội đồng thẩm định và tác giả sách đã thống nhất tiếp thu tối đa góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp hơn.

Năm học 2020-2021, học sinh lớp một bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Riêng bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.

Sau một tháng đưa sách mới vào sử dụng, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ. Trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây mệt mỏi, áp lực. Sách nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1. Vài ngày sau đó, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều gây tranh cãi khi sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch không phù hợp và bị cho là "dạy thói xấu cho học sinh".

Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.