Sữa học đường giúp phụ huynh nhẹ gánh hơn với lợi ích kép

(Ngày Nay) - Trẻ đến trường được uống sữa chất lượng, đầy đủ, tăng cường dinh dưỡng, còn phụ huynh thì tiết kiệm chi phí sữa cho con. Nhờ lợi ích kép này, chương trình Sữa học đường đang được nhiều bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.

Trăn trở nhân đôi khi con đi học mùa Covid

Chị Hồ Thị Diễm Trinh có con đang học lớp Nhỡ 4 tại Trường mầm non Hoa Ban, thành phố Đà Nẵng làm nghề buôn bán tự do, chồng thì làm xây dựng, gia đình nằm trong diện hộ nghèo của địa phương. Từ lúc dịch bệnh diễn ra, công việc của hai vợ chồng cũng bị ảnh hưởng, thu nhập không được như trước. Nhất là sau khi đợt dịch thứ 2 bùng phát tại “tâm dịch” Đà Nẵng, mọi thứ còn khó khăn hơn nên gia đình chị không khỏi trăn trở xoay quanh việc học hành, chăm sóc con cái giữa mùa dịch.

Sữa học đường giúp phụ huynh nhẹ gánh hơn với lợi ích kép ảnh 1

Các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đón học sinh quay lại trường ngày đầu tiên vào hôm 21/9 vừa qua.

Câu chuyện của chị Trinh cũng là tâm tư của rất nhiều bậc làm cha mẹ khi năm học mới đã bắt đầu, nhất là khi Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ lên thu nhập của các gia đình từ đầu năm đến nay.

Theo Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29.000, tăng 38,2% so với 2019.

Tính riêng trong quý 2/2020, số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,3 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong quý 2/2020 là cao nhất 10 năm qua. Ước tính, đến cuối năm, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người.

Tình hình thu nhập khó khăn, các khoản chi tiêu cần cắt giảm hoặc phải cân đối lại, cha mẹ phải xoay xở để vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo việc học hành và tăng cường chất lượng bữa ăn, dinh dưỡng cho con cái để phòng chống dịch bệnh. Đây thực sự là “bài toán khó” với tất cả các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là với đối tượng người lao động có thu nhập thấp hoặc không ổn định.

Lợi ích kép của Sữa học đường

Tuy vẫn còn nhiều lo lắng về cuộc sống, nhưng chị Diễm Trinh (Đà Nẵng) thấy rất phấn khởi khi con được tham gia uống Sữa học đường. Con của chị hiện đang được uống sữa hoàn toàn miễn phí 2 năm nay mỗi khi đến lớp, do gia đình chị thuộc diện được tỉnh và doanh nghiệp hỗ trợ hoàn toàn.

“Tôi làm nghề buôn bán tự do, chồng thì làm xây dựng, gia đình nằm trong diện hộ nghèo nên con được hỗ trợ uống sữa học đường 100%. Tôi thấy chương trình Sữa học đường rất là hay. Bản thân tôi cũng như những người lao động nghèo khác rất cảm ơn chương trình, cảm ơn Thành phố và công ty Vinamilk giúp đỡ để cho con em chúng tôi được uống sữa đủ đầy ở trường như bao đứa trẻ khác”, chị Trinh bộc bạch.

Sữa học đường giúp phụ huynh nhẹ gánh hơn với lợi ích kép ảnh 2

Học sinh cấp mầm non tại thành phố Đà Nẵng đã được uống sữa theo chương trình ngay trong ngày đầu tiên quay lại trường học sau giãn cách xã hội.

Ở hầu hết các địa phương đang triển khai chương trình như Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định… các gia đình diện khó khăn, chính sách được tỉnh và doanh nghiệp đều hỗ trợ 100% chi phí uống sữa.

Tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, theo chính sách của tỉnh, 100% trẻ thuộc diện thụ hưởng Sữa học đường sẽ được uống sữa miễn phí, do đã được ngân sách của tỉnh và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ.

Sữa học đường giúp phụ huynh nhẹ gánh hơn với lợi ích kép ảnh 3

Học sinh mầm non tại Trường mầm non phường Bình Định trong giờ uống sữa học đường.

Tại tỉnh Bình Định, tính đến 6/2020, hơn 43.000 trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh đã đăng ký tham gia uống sữa học đường Vinamilk trong chương trình Sữa học đường do tỉnh Bình Định đang triển khai, đạt tỷ lệ 97%.

Trực tiếp tham gia triển khai chương trình này, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Trúc-  Phó Hiệu trưởng Trường mầm non phường Bình Định chia sẻ: “Trong năm học 2020 - 2021, do đã có kinh nghiệm thực hiện và với sự ủng hộ của phụ huynh, tỷ lệ uống sữa học đường của trường năm nay đạt cao hơn so với năm ngoái. Sữa học đường đã góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ, góp phần giúp trẻ nhanh nhẹn, thông minh hơn. Về phía gia đình, chương trình giúp phụ huynh tiết kiệm được một số chi phí sinh hoạt của gia đình”.

Sữa là thực phẩm quan trọng với trẻ em nên hầu hết các gia đình đều cố gắng duy trì việc uống sữa đều đặn cho con cái, nhất là độ tuổi học đường. Số tiền của một hộp sữa không lớn, nhưng tích tiểu thành đại, đây cũng là khoản chi phí kha khá của nhiều bậc phụ huynh. Nay khoản tiền này đã giảm bớt gần một nửa khi con của họ được uống sữa tại trường.

Chị Ngọc Quỳnh (huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Bình thường nhà tôi sẽ tốn ít nhất cũng đôi ba triệu tiền sữa cho hai bé mỗi tháng. Nay bé lớn đi học, chỉ tốn khoảng 60 nghìn đồng mỗi tháng mà còn được uống sữa chất lượng của thương hiệu lớn là Vinamilk đàng hoàng. Thực sự là quá tiết kiệm cho ba mẹ, nhất là giờ thu nhập không tốt như trước, nên tôi thấy Sữa học đường rất có lợi và thiết thực”.

Sữa học đường giúp phụ huynh nhẹ gánh hơn với lợi ích kép ảnh 4

Đến nay, 10 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình Sữa học đường.

Khi mà những tác động của Covid-19 sẽ còn kéo dài, những chương trình mang nhiều lợi ích kép như thế này đang được nhiều địa phương tích cực triển khai. Về lâu dài, đây là chương trình quốc gia sẽ đóng góp tích cực vào việc cải thiện thể trạng cho trẻ em Việt Nam.

Tuy nhiên, cả trong ngắn hạn, chương trình đã mang đến những lợi ích trực tiếp cho trẻ em khi được tăng cường dinh dưỡng từ sữa ngay trong trường học, giúp phòng chống dịch bệnh và còn góp phần giảm bớt nỗi lo về kinh tế cho các bậc phụ huynh.

TIN LIÊN QUAN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.