Cựu lãnh đạo tình báo Anh: COVID-19 là 'tai nạn phòng thí nghiệm' ở Trung Quốc

Một cựu lãnh đạo của cơ quan tình báo Anh MI6 nói rằng có khả năng dịch COVID-19 là “tai nạn” xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Ông Richard - cựu lãnh đạo MI6. Ảnh: Reuters
Ông Richard - cựu lãnh đạo MI6. Ảnh: Reuters

Tờ Independent (Anh) cho biết ông Richard Dearlove, lãnh đạo MI6 từ năm 1999 đến năm 2004, viện dẫn nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh và Na Uy rồi kết luận rằng kết quả nghiên cứu này có thể “thay đổi tranh cãi”.

Các nhà nghiên cứu tự khẳng định đã phát hiện bằng chứng cho thấy nhân tố then chốt được “gài vào” trình tự DNA của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và virus này không phát triển tự nhiên.

Theo Telegraph, nhiều tạp chí đã từ chối đăng tải kết quả nghiên cứu này và các nhà khoa học đã phải viết lại nhiều lần để loại bỏ cáo buộc Trung Quốc. Nhà nghiên cứu John Fredrik Moxnes, cố vấn khoa học của quân đội Na Uy, thậm chí còn đề nghị loại tên ông ra khỏi nhóm nghiên cứu.

Nhiều đánh giá khoa học ban đầu cho rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi hoặc tê tê, và nhiều khả năng virus này đã lây sang một động vật trung gian sau đó nhiễm sang con người. Có giả thiết SARS-CoV-2 bùng phát từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán.

Tờ The Lancet cho biết những phân tích gần đây cho thấy trong 41 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên, chỉ có 27 người có liên quan tới chợ hải sản và bệnh nhân đầu tiên lại không nằm trong nhóm này. Nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng chợ hải sản là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2.

Cựu lãnh đạo tình báo Anh: COVID-19 là 'tai nạn phòng thí nghiệm' ở Trung Quốc ảnh 1

Phần lớn giới khoa học tin rằng COVID-19 bắt nguồn từ một chợ hải sản tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters 

Trong khi đó, lại có nghi vấn hai cơ sở thí nghiệm là Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Vũ Hán và Viện Virus học Vũ Hán, vốn từng nghiên cứu về virus trong dơi, có thể là nguồn lây lan COVID-19. Nhưng đến nay chưa có bằng chứng thuyết phục cho giả thiết này.

Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/5 từng cho biết có “số lượng bằng chứng đáng kể” cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Pompeo không đề cập đến kết luận của cơ quan tình báo Mỹ rằng virus này không phải do con người tạo ra.

Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) xuất hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối năm 2019. Theo cơ quan chức năng Vũ Hán, dịch COVID-19 bùng phát trong khoảng thời gian từ ngày 12/12 – 29/12/2019, trong đó có nhiều bệnh nhân làm việc tại một chợ hải sản trong thành phố.

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, đến hết ngày 6/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới là trên 6.622.631 trường hợp, trong đó có 388.973 người tử vong.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.