Đáy biển trên thế giới đã 'ngập ngụa' với vi nhựa

Rác thải nhựa chỉ chiếm có 1% trong số 10 triệu tấn nhựa được đưa vào các đại dương trên thế giới hàng năm. Phần còn lại là các loại vi nhựa hiện đã có mặt ở dưới đáy đại dương sâu thẳm.
Vi nhựa đang có mặt ở những nơi sâu nhất của đại dương trên toàn thế giới.
Vi nhựa đang có mặt ở những nơi sâu nhất của đại dương trên toàn thế giới.

Theo một nghiên cứu mới được công bố, ô nhiễm vi nhựa đang chồng chất dưới đáy đại dương nhiều hơn bao giờ hết. Hầu hết các vi nhựa không phải là sản phẩm của các loại chai nhựa, túi v.v.. mà là sản phẩm của hàng dệt may và các loại quần áo làm từ vật liệu tổng hợp như polyester.

Vi nhựa phân tán đều vào các dòng hải lưu đến đáy biển. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu đặc biệt từ biển Tyrrhenian, một khu vực thuộc Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển phía tây của Ý. Họ đã chọn khu vực này vì các dòng chảy di chuyển cũng như thực tế là đáy biển ở đó tương tự như nhiều khu vực khác của đại dương.

Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu từ đáy biển và phân tích chúng trên đất liền. Mỗi mẫu đều có vi nhựa trong đó. Đặc biệt với các mẫu từ các điểm nóng chứa tới 1,9 triệu mẩu vi nhựa trên mỗi mét vuông đáy biển. Đó là số lượng vi nhựa cao nhất từng được tìm thấy.

Về bản chất, ô nhiễm vi nhựa có khả năng tích tụ ở các khu vực cũng là các điểm nóng đa dạng sinh học, bao gồm các khu vực sinh sản cho cá, hải sâm, san hô và các sinh vật khác. Các nhà khoa học gần đây cũng đã có một số khám phá liên quan như việc tiếp xúc với vi nhựa có thể phá vỡ hoạt động nhận thức của cua ẩn sĩ, khiến chúng khó tìm thấy vỏ để sống.

Ô nhiễm vi nhựa cũng ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn. Những sinh vật nhỏ như sinh vật phù du thường ăn những hạt nhựa siêu nhỏ và nhiều động vật biển lớn hơn như cá và cua tiêu thụ những kẻ nhỏ bé đó. Ngược lại, con người thường ăn cá và cua, nghĩa là vi sinh vật có thể tìm đường vào cơ thể chúng ta.

Với nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn gióng một hồi chuông báo động về việc cần có can thiệp chính sách để hạn chế dòng chảy nhựa trong tương lai vào môi trường tự nhiên và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái đại dương, nhà nghiên cứu Mike Clare thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Theo Dân Trí
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
(Ngày Nay) - Sau hơn một ngày xảy ra sự cố sạt lở tại vị trí trong hầm đường sắt Đèo Cả, thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng chức năng đã nỗ lực nhằm thông hầm sớm nhất.