Nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc sẽ được gọi là Tianwen-1

Một bài thơ suy ngẫm về các ngôi sao và hành tinh được viết 2000 năm trước là nguồn cảm hứng cho tên gọi của sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc.
Đây là ví dụ về hình dáng của xe tự hành Tianwen khi nó đáp xuống sao Hỏa vào năm tới. Nó sẽ mang theo 13 dụng cụ khoa học và tìm kiếm nước sao Hỏa
Đây là ví dụ về hình dáng của xe tự hành Tianwen khi nó đáp xuống sao Hỏa vào năm tới. Nó sẽ mang theo 13 dụng cụ khoa học và tìm kiếm nước sao Hỏa

Tianwen-1 là một nhiệm vụ thám hiểm bằng rô-bốt tới hành tinh Đỏ, dự kiến sẽ được ra mắt mùa hè năm nay – cùng khoảng thời gian với tàu thám hiểm Perseverance của NASA.

Có tên là Tianwen (Thiên vấn), bài thơ được viết bởi được nhà thơ Khuất Nguyên với nghĩa là “tìm kiếm sự thật về bầu trời” – đã đặt ra các câu hỏi về các ngôi sao và những thiên thể khác.

Con tàu thăm dò này sẽ tìm kiếm nước và các dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ thông qua một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ và một xe tự hành sẽ mang theo 13 dụng cụ khoa học đi khắp sao Hỏa.

Theo chính quyền Trung Quốc, tàu thăm dò sao Hỏa đầu tiên của nước này cũng sẽ xem xét các yếu tố môi trường, bầu khí quyển và cấu trúc địa chất của hành tinh Đỏ.

Nó sẽ là một nhiệm vụ gồm ba phần – một tàu quỹ đạo bay vòng quanh hành tinh, một tàu đổ bộ và một xe tự hành sẽ đi lại trên hành tinh này.

Sun Zezhou, nhà thiết kế chính của con tàu tới từ Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc cho biết, xe tự hành có 6 bánh xe và bốn tấm pin mặt trời. Nó sẽ nặng khoảng 200 cân và hoạt động khoảng ba tháng trên hành tinh này. Nó cũng sẽ bao gồm một rô-bốt do thám lòng đất có thể quan sát ở độ sâu khoảng 100 mét bên dưới mặt đất, một máy dò từ trường và một thiết bị dự báo thời tiết.

Ye Peijian, một nhà khoa học hàng đầu về thám hiểm không gian sâu tại học viên nêu trên cho biết, con tàu sẽ hạ cánh trên bề mặt sao Hỏa vào trước tháng 7 năm 2021.

Nó sẽ rời Trái đất trên đỉnh của tên lửa mang Long March 5Y4, dự kiến vào tháng 7 năm 2020.

Sự kiện thông báo về tên gọi của sứ mệnh này được diễn ra trùng với ngày Vũ trụ của Trung Quốc và kỷ niệm 50 năm nước này ra mắt vệ tinh đầu tiên.

Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của mình – Dongfanghong-1 năm 1970

Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc – CNSA cho biết cái tên Tianwen-1 này thể hiện sự “không ngừng theo đuổi sự thật” và những khám phá không ngừng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của nước này.

Bài thơ dùng đặt tên cho sứ mệnh này được viết từ thời Chiến Quốc (những năm 475 – 221 trước Công nguyên), tác giả là Qu Yuan (Khuất Nguyên), người nổi tiếng vì lòng yêu nước và những đóng góp của ông cho thơ cổ Trung Quốc.

Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc cho biết các sứ mệnh thám hiểm các hành tinh của Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ được đặt tên là “Tianwen” để biểu thị sự theo đuổi khoa học vũ trụ của nước này.

Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba sau Liên Xô và Mỹ đưa người lên vũ trụ bằng tên lửa của riêng mình.

Kể từ đó, Trung Quốc đã chạy đua để bắt kịp Nga và Hoa Kỳ nhằm trở thành một cường quốc về vũ trụ vào năm 2030.

Tianwen-1 sẽ là một trong hai tàu thám hiểm hạ cánh trên hành tinh Đỏ vào năm tới – cùng với tàu thăm dò Perseverance của NASA, cả hai sẽ cùng tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống.

Các cơ quan vũ trụ của châu Âu và Nga cũng dự định sẽ gửi tàu vũ trụ Rosalind Franklin tới sao Hỏa trong năm nay, nhưng điều này đã bị trì hoãn do các sự cố trong khi thử nghiệm.

Theo Dân Trí
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.