Nông dân Ấn Độ lạm dụng thuốc nổ để xua đuổi thú rừng

(Ngày Nay) - Sự phẫn nộ về cái chết của một con voi đang mang thai sau khi cắn một quả dứa nhồi pháo ở bang Kerala miền nam Ấn Độ chỉ là một trong vô vàn các vụ việc người nông dân sử dụng bạo lực để đuổi thú hoang tránh xa làng mạc.


Nông dân Ấn Độ lạm dụng thuốc nổ để xua đuổi thú rừng

Bên cạnh việc sử dụng thức ăn có mìn, người nông dân sống gần các khu rừng còn sử dụng hàng rào điện, bẫy sắt hoặc thuốc độc để xua đuổi hổ, voi, lợn rừng, nai và chim công khỏi vườn tược.

Hôm thứ Tư tuần trước, 12 người đàn ông ở bang Tamil Nadu đã bị bắt giữ vì giết chết một con chó rừng bằng cách nén thuốc nổ trong một miếng thịt làm nổ tung miệng con chó. Tuần trước, một người đàn ông ở bang Himachal Pradesh đã bị bắt vì cho một con bò đang mang thai ăn một miếng bột mì đầy thuốc nổ khiến con vật bị thương nặng.

Theo Tổ chức Động vật hoang dã Ấn Độ (WTI), có khoảng 339 con voi đã chết vì bị điện giật ở 13 bang nước này từ năm 2007 đến 2014. WTI đã giải cứu 9 con báo bị mắc kẹt trong bẫy từ năm 2012 đến năm 2016 ở bang Uttar Pradesh.

“Hổ và báo đốm thường mất mạng do bị điện giật từ hàng rào ngăn cách rừng rậm với trang trại, đặc biệt là ở các bang miền trung Madhya Pradesh và Chhattisgarh”, ông Mayukh Chatterjee, một quan chức từ WTI.

Các cuộc đụng độ giữa nông dân Ấn Độ với động vật hoang dã thường gây ra sự phẫn nộ do tính chất vô nhân tính trong cách hành xử của con người.

Vào tháng trước, dư luận Ấn Độ và thế giới vô cùng xót xa khi nghe tin một con voi đang mang thai bị lừa ăn một quả dứa có chứa thuốc nổ, kết quả là con non đã chết ngay trong bụng mẹ, còn con voi cái đã phải chạy xuống sông để ngâm mình nhằm làm dịu vết thương trước khi qua đời.

 Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy con voi đã chết sau khi nước xâm nhập vào phổi. Trong một trường hợp tương tự, 3  người đã bắt giữ sau khi một con voi ăn phải hoa quả nhồi mìn vốn được dùng để giết lợn rừng phá hoại hoa màu.

Gần đây, chính phủ Ấn Độ đã cho phép bắn lợn rừng tùy theo điều kiện, nhưng người nông dân vẫn chọn cách sử dụng thuốc nổ.

Nhà bảo tồn sinh vật học Dharmendra Khandal cho biết nguyên liệu thô để tạo ra chất nổ thường có sẵn ở các khu vực nông thôn và gần rừng núi.

Năm 2017, một nghiên cứu toàn quốc về giảm thiểu xung đột giữa người và động vật hoang dã đã khảo sát trên 5.000 hộ gia đình sống quanh 11 khu bảo tồn cho thấy 71% hộ gia đình rơi vào cảnh mất mùa do bị thú rừng quấy phá.

Theo truyền thống, nông dân Ấn Độ thường xua đuổi động vật bằng cách ném đá, đốt đuốc và xây hàng rào.

Ông Vijoo Krishnan, chủ tịch của một nhóm đấu tranh cho quyền lọi của nông dân, cho biết người dân bang Madhya Pradesh đã sử dụng hàng rào, dựng bù nhìn và thổi còi suốt đêm để xua đuổi lợn rừng nhưng những phương pháp này là không cho thấy hiệu quả.

“Rõ ràng, việc sử dụng các phương pháp bạo lực sẽ không chấm dứt, bất chấp làn sóng lên án của dư luận gần đây. Sự phẫn nộ này đã xảy ra vì một con voi đang mang thai không ngờ đã ăn bẫy mồi và chết. Vụ việc này có lẽ sẽ không thu hút sự chú ý nếu nạn nhân là một con lợn rừng”, chuyên gia Mayukh Chatterjee từ WTI nói.

Nhưng ông Chatterjee cho rằng điều này có thể thay đổi nếu người nông dân xây dựng hàng rào cùng hệ thống cảnh báo giá rẻ. Ngoài ra, chính phủ và các cơ quan chức năng phải chung tay cùng người nông dân để tránh những vụ việc đau lòng khác tiếp diễn.

“Một trong những dự án của chúng tôi ở bang Assam, người nông dân được hướng dẫn dựng hàng rào để ngăn voi quấy phá hoa màu, với giá thành rẻ họ có thể duy trì nó một cách lâu dài”, ông Chatterjee cho biết.

Theo SCMP
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.