Robot gia nhập cuộc chiến chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ấn Độ - quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai thế giới đã bắt đầu cho phép một số ít bệnh viện sử dụng robot để kết nối bệnh nhân với người thân của họ và hỗ trợ nhân viên y tế.
 Robot Mitra có nhiệm vụ sàng lọc người ra vào Bệnh viện Fortis ở Bangalore. Ảnh: CNN
Robot Mitra có nhiệm vụ sàng lọc người ra vào Bệnh viện Fortis ở Bangalore. Ảnh: CNN

Công ty Invento Robotics có trụ sở tại thành phố Bangalore đã thiết kế 3 robot để thực hiện các nhiệm vụ từ khử trùng bề mặt đến trả lời các câu hỏi của bệnh nhân và cho phép tư vấn video với bác sĩ.

Trong số 8 mẫu robot mà công ty đã triển khai cho đến nay, mô hình phổ biến nhất là Mitra (có nghĩa là "bạn" trong tiếng Hindi) và có giá khoảng 10.000 USD. Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, Mitra có thể ghi nhớ tên và khuôn mặt của những bệnh nhân mà nó đã tương tác.

Mitra có thể đi lang thang trong bệnh viện, giúp bệnh nhân kết nối với gia đình và bác sĩ thông qua camera và màn hình video gắn trước ngực.

Ông Balaji Viswanathan, Giám đốc điều hành của Invento Robotics, cho biết: “Mitra có thể là trợ lý của y tá hoặc bác sĩ, đọc các chỉ số quan trọng, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc”.

Bệnh viện Yatharth ở thành phố Noida, miền bắc Ấn Độ, đã triển khai hai robot Mitra - một ở cửa ra vào để sàng lọc người ra vào và một trong phòng chăm sóc đặc biệt.

"Robot Mitra đảm nhận nhiệm vụ giữ liên lạc giữa bệnh nhân và người nhà, giúp mọi người duy trì được kết nối với nhau", giám đốc bệnh viện Kapil Tyagi cho biết. “Các bệnh nhân cảm thấy vui vẻ và tích cực bất cứ khi nào robot Mitra đến thăm họ".

Ông Viswanathan cho biết công ty Invento Robotics sử dụng công nghệ "bảo mật tốt nhất" cho nguồn cấp dữ liệu video giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình của họ.

Robot gia nhập cuộc chiến chống COVID-19 ảnh 1

Mitra giúp cải thiện tinh thần cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: CNN

Viswanathan và vợ Mahalakshmi Radhakrushnun chuyển đến Bangalore vào năm 2016 từ Boston, Mỹ, nơi ông đang hoàn thành chương trình Tiến sĩ về tương tác với người máy. Cặp đôi này muốn kết hợp kinh nghiệm của mình để tạo ra những con robot giúp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện và nhà dưỡng lão, nhưng họ gặp không ít khó khăn trong việc tìm khách hàng.

Để khởi đầu, họ cung cấp robot cho các ngân hàng, bao gồm HDFC của Ấn Độ và Standard Chartered ở Qatar, những người máy này có thể xác định khách truy cập, in thẻ và ghi nhận phản hồi của khách hàng.

“Hai năm trước, không có nhiều cơ hội để robot tham gia mảng y tế. Khi đại dịch bùng phát, các bệnh viện cuối cùng đã hiểu chúng tôi đang nói về điều gì", ông Viswanathan nói.

Ấn Độ đã có hơn 8 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 120.000 ca tử vong. Các bệnh viện đã phải vật lộn để đối phó với số lượng bệnh nhân khổng lồ và Invento không phải là công ty robot duy nhất đang hoạt động trên thị trường.

Công ty Milagrow Robotics chuyên về robot dọn dẹp nhà cửa, nhưng đã triển khai 5 robot lau nhà đến các bệnh viện Ấn Độ trong thời gian xảy ra đại dịch, trong khi công ty Asimov Robotics có trụ sở tại Kerala đã sáng chế ra một robot để phân phát thuốc và chăm sóc bệnh nhân.

Ông Viswanathan cho biết việc sản xuất robot trong thời kỳ đại dịch là một thách thức lớn.

Khi Ấn Độ bắt đầu phong tỏa toàn quốc vào tháng 3, các doanh nghiệp không thiết yếu đóng cửa và công ty công nghệ lâm vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu từ các nhà cung cấp, khiến họ phải ngừng sản xuất cho tới khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.