TikTok và cuộc 'săn phù thủy' thời 4.0

(Ngày Nay) - Chỉ trong ba năm kể từ khi ra mắt bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, mức độ phổ biến của TikTok đã vượt xa dự kiến của các nhà phát hành.
TikTok và cuộc 'săn phù thủy' thời 4.0

Mạng xã hội chia sẻ video hiện đứng số 1 về lượt tải trên Google Play Store và số 2 trên Apple App Store, ứng dụng này đã được tải xuống 165 triệu lần chỉ tính riêng tại Mỹ. TikTok hiện có sức ảnh hưởng to lớn tới giới trẻ toàn cầu, nhất là trong việc chia sẻ các xu hướng mới.

Bỗng chốc trở thành ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, ban lãnh đạo TikTok đang ngày càng gặp khó trong việc duy trì thành công của mình.

Ấn Độ là quốc gia mở màn trong cuộc vận động tẩy chay TikTok, với lý do ứng dụng này có thể đe dọa tới an ninh và chủ quyền quốc gia, nhiều khả năng Mỹ sẽ áp dụng lý do tương tự này nhằm kiềm chế sự nổi lên của ngành công nghệ Trung Quốc.

Nhằm khẳng định vị thế độc lập của mình với công ty mẹ ByteDance, TikTok đã tuyên bố rút khỏi Hong Kong sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên thành phố này cũng như xem xét đặt trụ sở tại London - một trung tâm tài chính ở châu Âu.

TikTok và cuộc 'săn phù thủy' thời 4.0 ảnh 1

Dịch COVID-19 khiến hàng triệu người phải ở trong nhà và cách giải trí hấp dẫn nhất là xem TikTok.

"Một trong những điều khiến tôi lo lắng đó là tình trạng này đang đi ngược lại với tinh thần của internet.", Mark Lemley, giáo sư luật tại Đại học Stanford, cho biết: "Tôi nghĩ người dùng mới thực sự chịu thiệt thòi nếu chỉ tồn tại các ứng dụng của Mỹ hoặc một số quốc gia khác. Chúng ta sẽ đánh mất những ứng dụng được ưa thích rộng rãi, nhưng về lâu dài chính nước Mỹ sẽ hứng chịu các thiệt hại kinh tế tương tự".

Nạn nhân của làn sóng tẩy chay

TikTok hiện đã mất quyền truy cập vào một trong những thị trường kỹ thuật số lớn nhất thế giới.

Vào tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc với lý do "đe dọa chủ quyền và tính toàn vẹn".

Kể từ năm 2017, TikTok đã đạt mốc hơn 660 triệu lần tải xuống và một số tài khoản có lượng theo dõi lớn nhất thế giới đến từ Ấn Độ.

Cuộc "săn lùng phù thủy công nghệ" này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, và phát súng tiếp theo đến từ nước Mỹ.

Phát biểu trên kênh truyền hình Fox News hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Nhà Trắng đang "xem xét" cấm các ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, và cho biết các quan chức Mỹ đang "rất coi trọng vấn đề này".

Ông Pompeo khuyến cáo người dân không nên tải TikTok "nếu không muốn thông tin cá nhân của mình bị chuyển về Trung Quốc".

Các chính trị gia Mỹ đã nhiều lần chỉ trích TikTok, cáo buộc đây là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia vì có công ty mẹ đặt trụ sở tại Trung Quốc và có thể trở thành "gián điệp" cho Bắc Kinh.

TikTok đã tuyên bố những cáo buộc trên là "không có cơ sở" và các chuyên gia bảo mật nói rằng ứng dụng này không phải là mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Không chỉ chính quyền Trump - các nhà lập pháp, bao gồm Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Missouri Josh Hawley, cũng đã đề xuất dự luật cấm TikTok. Cả hai ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cảnh báo nhân viên của họ về việc sử dụng ứng dụng này.

Ngân hàng Wells Fargo hôm thứ Hai đã cấm nhân viên của mình sử dụng TikTok trên các thiết bị của công ty vì những lo ngại về bảo mật.

Quyết định của Wells Fargo được đưa ra sau khi Amazon khuyến cáo các nhân viên xóa TikTok khỏi điện thoại của công ty, nhưng sau đó đã rút lại quyết định này.

Chứng tỏ vị thế độc lập

Về phần mình, TikTok cho biết công ty này hoạt động tách biệt với ByteDance.

Người đứng đầu bộ phận chính sách công của TikTok - Michael Beckerman, khẳng định hiện tại có rất nhiều "thông tin sai lệch về TikTok."

Công ty này cho biết họ lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ ở bang Virginia, với bản sao lưu được lưu tại Singapore.

TikTok cũng đã bổ nhiệm Kevin Mayer, một quan chức cấp cao của Walt Disney, vào vị trí CEO - một động thái được xem là nhằm "lấy lòng" các nhà lập pháp Mỹ.

Nhưng các bước đi này vẫn không đủ để thuyết phục được chính quyền Washington, vì vậy công ty hiện đang xem xét việc tái cấu trúc nhằm mục đích tách bạch khỏi nguồn gốc Trung Quốc của mình.

Những cải cách có thể bao gồm thiết lập một trụ sở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hoặc thiết lập một ban lãnh đạo mới để tạo khoảng cách giữa TikTok với ByteDance.

Công ty cũng đang nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của mình tại Washington. Ông Beckerman cho biết công ty đang tạo ra cái gọi là "Trung tâm minh bạch" tại thủ đô và ở Los Angeles "để các nhà lập pháp và chuyên gia có thể tự mình xem cách chúng tôi kiểm duyệt nội dung và giữ an toàn cho dữ liệu của người dùng."

"Chúng tôi vẫn hoàn toàn cam kết bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng khi xây dựng một nền tảng truyền cảm hứng cho sự sáng tạo và mang lại niềm vui cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới", một phát ngôn viên của TikTok tuyên bố vào tuần trước.

TikTok và cuộc 'săn phù thủy' thời 4.0 ảnh 2

TikTok thu hút hàng triệu người dùng trẻ tuổi trên toàn cầu.

Giáo sư Mark Lemley cho biết TikTok đang nắm trong tay lượng người dùng là hành trăm triệu người trẻ tuổi trên toàn cầu và điều này đáng để các nhà lập pháp bận tâm.

"Liệu điều này có thể làm dấy lên một cuộc nổi dậy trong giới trẻ?", ông Lemley đặt câu hỏi. "Tôi cho rằng điều này có vẻ nửa đùa nửa thật. Nếu một nhóm nghị sĩ tuyên bố với giới trẻ rằng họ đã cấm ứng dụng yêu thích của chúng, không ít khả năng chúng sẽ phản kháng lại."

"Cuộc chạy đua vũ trang" của ngành công nghệ

Chứng kiến tiềm năng khổng lồ của nền tảng chia sẻ video, một "ông lớn công nghệ" là Facebook đang tìm cách vượt mặt TikTok bằng cách phát triển các tính năng tương tự.

Vài ngày sau khi Ấn Độ cấm TikTok, mạng xã hội Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) đã bắt đầu cho thử nghiệm tính năng chia sẻ video Reels.

Chỉ một tuần sau khi bắt đầu thử nghiệm tại Ấn Độ, Instagram cho biết họ đang chuẩn bị ra mắt Reels ở Mỹ và 50 quốc gia khác.

Các công ty Ấn Độ cũng đang trở thành "ngư ông đắc lợi" sau lệnh cấm. Roposo - một ứng dụng chia sẻ video tại nhà, cho biết trước khi lệnh cấm TikTok được công bố, công ty chỉ ghi nhận 50 triệu lượt tải xuống kể từ khi ra mắt năm 2014. Thế nhưng chỉ sau 2 ngày, Roposo đã nhận được 22 triệu lượt tải xuống.

Trong khi TikTok vẫn còn được truy cập ở Mỹ, một số người dùng trên ứng dụng này đã tìm cách "chuyển nhà" sang các nền tảng khác, bao gồm Instagram và YouTube.

Ngoài Reels của Instagram, người dùng Mỹ có thể tìm tới nền tảng Short của YouTube - dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

Theo CNN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.