Tỷ phú Elon Musk phóng loạt vệ tinh để phủ sóng Internet trên toàn cầu

SpaceX, công ty công nghệ vũ trụ của tỷ phú Elon Musk, vừa phóng lên quỹ đạo 60 vệ tinh, nhằm thực hiện tham vọng phủ sóng Internet trên toàn cầu từ vệ tinh.
Chòm sao vệ tinh Starlink của SpaceX sẽ giúp phủ sóng Internet trên toàn cầu
Chòm sao vệ tinh Starlink của SpaceX sẽ giúp phủ sóng Internet trên toàn cầu

Sử dụng tên lửa đẩy Falcon9, SpaceX vừa phóng thành công 60 vệ tinh vào quỹ đạo. Đây là những vệ tinh thuộc dự án Starlink để giúp phủ sóng Internet trên toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu này, SpaceX sẽ được phép phóng lên quỹ đạo gần 12.000 vệ tinh Starlink, tạo thành một “chòm sao vệ tinh” bay xung quanh trái đất, ở độ cao từ 335km đến 1.325km.

Các vệ tinh của Starlink sẽ được thiết kế để phát sóng Internet băng thông rộng từ không gian về trái đất. Bên cạnh các vệ tinh gửi lên không gian, SpaceX sẽ xây dựng các ăng-ten thu phát sóng trên khắp địa cầu để nhận và gửi dữ liệu từ các vệ tinh về mặt đất, rồi từ đó người dùng có thể kết nối mạng Internet do SpaceX cung cấp trên thiết bị của mình.

Đáng chú ý, trong số những vệ tinh Starlink được phóng lên quỹ đạo lần này sẽ có một vệ tinh được thiết kế khác biệt so với phần còn lại. Cụ thể, vệ tinh này sẽ được trang bị một tấm che ánh sáng mặt trời, được thiết kế để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, giúp vệ tinh không bị phản xạ ánh sáng khi được mặt trời chiếu sáng. Điều này sẽ giúp vệ tinh ít tỏa sáng hơn trên bầu trời.

Sở dĩ SpaceX phải có thiết kế tấm che ánh nắng mặt trời cho vệ tinh của mình là để giúp làm giảm độ sáng của các vệ tinh khi bay trên quỹ đạo, đặc biệt vào thời điểm mặt trời mọc và lặn trên trái đất. Trước đó, cộng đồng thiên văn học trên toàn cầu đã phàn nàn rằng vệ tinh của SpaceX xuất hiện dày đặc và tỏa sáng trên bầu trời khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn khi quan sát các ngôi sao.

Bên cạnh đó, nhiều người yêu thích thiên văn học thường sử dụng kỹ thuật phơi sáng dài để chụp ảnh bầu trời đêm, nhưng nếu xuất hiện những vệ tinh tỏa sáng trên bầu trời sẽ tạo ra một vệt màu trắng khiến bức ảnh không hoàn hảo.

Hiện SpaceX đang thử nghiệm tính hiệu quả của tấm che ánh sáng được trang bị trên một trong tổng số 60 vệ tinh vừa được phóng lên quỹ đạo. Nếu cách thức này hiệu quả, các vệ tinh Starlink trong tương lai của SpaceX nhiều khả năng sẽ tiếp tục được trang bị tấm che ánh sáng này.

Tính đến nay đã có tổng cộng 482 vệ tinh Starlink được SpaceX phóng lên quỹ đạo. Sau khi hoàn tất triển khai, “chòm sao vệ tinh Starlink” có thể cung cấp Internet với tốc độ đường truyền lên đến 1Gbps. Ước tính SpaceX sẽ phải từ 10 đến 15 tỷ USD kinh phí để xây dựng và triển khai hệ thống Starlink.

Phủ sóng Internet toàn cầu đã từng là cuộc đua của các “đại gia công nghệ”. Ngoài SpaceX, hai “đại gia” công nghệ khác là Google và Facebook cũng đã từng thực hiện các dự án để phủ sóng Internet trên toàn cầu.

Trước đó, Google cũng đã giới thiệu dự án Project Loon mà , Google sử dụng những quả khinh khí cầu điều khiển từ xa để cung cấp Internet miễn phí trên toàn cầu. Khác với Google, dự án phủ sóng Internet trên toàn cầu của Facebook sử dụng máy bay không người lái do chính hãng phát triển. Tuy nhiên, dự án này hiện đã bị hủy bỏ dù chưa thực sự được triển khai.

Theo Dân Trí
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.