Viễn cảnh chinh phục Sao Hỏa khi nào thành hiện thực?

(Ngày Nay) - Máy móc đã đặt chân lên Sao Hỏa từ những năm 1970, thế nhưng câu hỏi cho việc khi nào tới lượt nhân loại chinh phục "Hành tỉnh Đỏ" vẫn chưa được giải đáp.
Viễn cảnh chinh phục Sao Hỏa khi nào thành hiện thực?

Các chuyên gia vũ trụ tin rằng những thách thức kỹ thuật cho cuộc đổ bộ gần như đã được giải quyết, nhưng những vấn đề hậu trường, chính trị khiến các sứ mệnh đổ bộ lên Sao Hỏa luôn trong tình trạng "nâng lên đặt xuống".

Artemis - chương trình thám hiểm mới nhất của Nasa, dự tính sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 và sử dụng kinh nghiệm thu được để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Sao Hỏa.
Kể từ khi NASA được thành lập vào năm 1958, người Mỹ đã luôn đặt tham vọng chinh phục Sao Hỏa, tuy nhiên điểm đến xa nhất mới chỉ dừng lại ở Mặt trăng.

Vào mùa xuân năm 1990, Tổng thống George Bush đã tuyên bố sẽ đưa phi hành gia lên Sao Hỏa trước ngày 20/7 năm 2019, kỷ niệm 50 năm ngày sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của nhân loại.

"Tôi đã thấy 10.000 biểu đồ, đề xuất và các ý tưởng khác nhau về cách chinh phục Sao Hỏa", G. Scott Hubbard,  cựu quan chức cấp cao của NASA, cho biết. "Nhưng không có gì đảm bảo những ý tưởng này sẽ được hiện thực hóa".

Theo ước tính, một nhiệm vụ đổ bộ và khám phá Sao Hỏa có thể kéo dài từ 2-3 năm.

Hiện tại, mới chỉ có hai công ty công nghệ là SpaceX (của tỷ phú Elon Musk) và Blue Origin (của Jeff Bezos) đang chế tạo những tên lửa hạng nặng có khả năng gửi hàng chục tấn hàng hóa tới Sao Hỏa.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Đã 20 năm kể từ khi phi hành gia đầu tiên được cử lên làm nhiệm vụ tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), những lo ngại về nguy cơ tiếp xúc quá lâu với bức xạ mặt trời cùng chứng teo cơ do sống trong môi trường không trọng lượng đã được loại bỏ.

Thế nhưng không phải là không có trở ngại chờ đợi các phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa.

Một ngày trên sao Hỏa dài hơn trên Trái Đất khoảng 39 phút và ngày ngắn hơn vào mùa đông và dài hơn vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Sao Hỏa là -63 độ C, tuy nhiên điều này có thể khắc phục nhờ bộ đồ bảo hộ phi hành gia.

Dan Buckland, một kỹ sư và bác sĩ cấp cứu tại Đại học Duke, người đang phát triển một kim tiêm tĩnh mạch robot với sự hỗ trợ của NASA, cho biết các triệu chứng như tiêu chảy, sỏi thận và viêm ruột thừa thường có thể điều trị được, ngoại trừ 30% các trường hợp viêm ruột thừa phải phẫu thuật và do đó có thể gây tử vong.

Với sự sàng lọc rộng rãi về di truyền học và lịch sử gia đình của các phi hành gia, NASA có thể giảm đáng kể khả năng có một thành viên phi hành đoàn mắc ung thư trong suốt nhiệm vụ kéo dài 3 năm.

Một vấn đề lớn sẽ là bảo vệ môi trường sống và phương tiện đi lại khỏi sự tàn phá của bụi mịn bao phủ bề mặt hành tinh.

"Bão bụi là một thách thức chính cho các sứ mệnh đổ bộ và nghiên cứu Sao Hỏa", Robert Howard thuộc Trung tâm Johnson thuộc NASA cho biết.

Những cơn bão bụi trên khắp hành tinh này có thể che đi ánh sáng Mặt trời trong nhiều tháng, khiến các tấm pin mặt trời trở nên vô dụng.

Do đó, lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ sẽ trở nên cần thiết. Năm 2018, Nasa và Bộ Năng lượng Mỹ đã hoàn thành Dự án Kilopower.

Cuối cùng, mục tiêu sẽ là sản xuất vật liệu ngay trên Sao Hỏa bằng cách sử dụng các tài nguyên khác và máy in 3D.

Thuộc địa của Trái đất


Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã đề xuất xây dựng một thuộc địa trên Sao Hỏa, với chuyến thám hiểm đầu tiên sẽ xây dựng một nhà máy chuyển đổi nước và khí carbon dioxide của sao Hỏa từ khí quyển thành nhiên liệu oxy và metan.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận với ý tưởng này.

"Đủ thứ vô nghĩa!" chuyên gia Michel Viso từ CNES, cơ quan vũ trụ của Pháp cho biết. "Chúng ta đang có một hành tinh tuyệt vời với bầu khí quyển, với oxy, với nước ... Bạn không có quyền đánh lừa mọi người nghĩ rằng chúng ta sẽ có một nền văn minh trên Sao Hỏa. "

Cho dù loài người thiết lập các thuộc địa hay căn cứ vĩnh viễn, trở ngại quan trọng nhất, cho sự hiện diện lâu dài của con người trên Sao Hỏa, sẽ là thuyết phục mọi người chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn so với Mặt trăng hay ISS, kỹ sư Dan Buckland lập luận.

Theo AFP
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.