Cá ngừ Nhật Bản rơi vào cảnh ế ẩm

(Ngày Nay) - Thị trường cá ngừ Nhật Bản đang hứng chịu tác động lớn do đại dịch COVID-19, buộc các nhà hàng và tiểu thương bán cá tại chợ Toyosu của Tokyo phải tìm cách thích nghi với thách thức mới.
Cá ngừ Nhật Bản rơi vào cảnh ế ẩm

Sau khi chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 5, các nhà buôn hy vọng thị trường sẽ bùng nổ trở lại, thế nhưng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ vẫn không tăng do người dân ngại ra ngoài ăn uống hoặc tổ chức các bữa tiệc đông người.

Nhu cầu về cá tươi, đặc biệt là cá ngừ vây xanh, đã suy giảm nghiêm trọng khi đại dịch quét sạch các đơn đặt hàng. Giá cá ngừ giảm 8,4% trong tháng 7 so với một năm trước đó, cao hơn nhiều so với mức giảm 1,5% hàng năm của giá cá tươi nói chung, dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy.

“Doanh thu của chúng tôi giảm 60% so với tháng 8 năm ngoái”, ông Yasuyuki Shimahara, 47 tuổi, chủ một quán ăn “izakaya” chuyên về các món cá ngừ ở khu Kanda (Tokyo), cho biết.

Ông Shimahara đã bắt đầu bán trực tuyến các hộp cá ngừ đông lạnh vào tháng 7 để bù đắp cho chi phí bỏ ra để duy trì nhà hàng.

Kimio Amano, một nhà bán buôn 46 tuổi tại Toyosu, chợ cá lớn nhất thế giới, cho biết dù khách hàng vẫn mua cá ngừ để nấu tại nhà, tuy nhiên doanh số từ các hộ gia đình vẫn không đủ để lấp đi khoảng trống từ các nhà hàng.

Mặc dù nhu cầu từ các nhà hàng đã tăng nhẹ sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, ông Amano cho biết các sự kiện lớn và hoạt động kinh doanh của các quán ăn cao cấp, chẳng hạn như ở khu Ginza của Tokyo, vẫn chưa trở lại như trước.

“Vào đầu tháng 7, tình hình khá tốt, nhưng kể từ đó tới nay, thị trường vẫn không có gì tiến triển” ông Amano vừa nói vừa làm thịt con cá ngừ nặng hơn 150 kg.

Theo Reuters
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.