Cuối năm nay, cung - cầu thịt lợn trong nước sẽ cân bằng

Do điều kiện dịch bệnh, đến khoảng tháng 9-10/2019 cả nước mới bắt đầu khởi động lại việc phối giống cho lợn và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Sau 6 tháng từ khi có lợn giống, thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn tại địa phương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn tại địa phương.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ thông tin về nguồn cung thịt lợn nói riêng cũng như thực phẩm nói chung để đảm bảo ổn định thị trường trong điều kiện dịch COVID – 19 đang quay trở lại.

Xin ông cho biết việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, thúc đẩy tái đàn lợn hiện đang được thực hiện như thế nào?

Ông Phùng Đức Tiến: Để giảm giá thịt lợn đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và cả người chăn nuôi, trước tiên phải nói đến việc phòng chống dịch bệnh. Đến nay sau  gần 1 năm dịch bùng phát, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Đến giờ dịch bệnh chỉ còn lại ở một số địa phương nhỏ lẻ, Bộ cũng thường xuyên có văn bản nhắc nhở các địa phương làm tốt công tác an toàn sinh học. Đến giờ có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới. 

Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp rất quyết liệt với DTLCP, đây là cơ sở quan trọng cho việc tăng đàn, tái đàn. Trong quá trình chống dịch, Bộ NN&PTNT đã có những tổng kết và nhân rộng các mô hình về an toàn sinh học. 

Thực tế hiện nay đối với các trang trại quy mô lớn, dịch bệnh sẽ rất khó xảy ra vì quy trình làm rất nghiêm ngặt. Đơn cử như việc công nhân  làm tại các trang trại thậm chí 5-6 tháng mới về nhà, khi quay trở lại trại cũng cách ly, theo dõi sức khỏe mấy ngày sau mới vào làm việc lại...

Còn tại những  gia trại, trang trại nhỏ lẻ, chúng tôi cũng tìm ra những mô hình phù hợp như thực hiện kiểm soát sản xuất thịt lợn an toàn bằng hệ thống chăn nuôi khép kín theo mô hình 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer). 

Trên cơ sở đảm bảo dịch bệnh như vậy, tình hình tái đàn tại các địa phương đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Phùng Đức Tiến: Có thể nói đã có nhiều bước tiến trong đảm bảo dịch bệnh đến giai đoạn này. Tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống DTLCP nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc  nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng...

Đây thực sự là một màng chắn khá hữu ích để tăng tốc trong tái đàn. Theo báo cáo từ các địa phương đến cuối tháng 6/2020 đạt 24,9 triệu con lợn, trong đó có hơn 2,8 triệu con nái … 16 doanh nghiệp lớn có tốc độc tăng đàn 66,35%, cả nước khoảng 5%. Tổng đàn như vậy bằng 85% so với cuối năm 2018.

Tuy nhiên cũng phải nói rõ, việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch lên cao chúng ta phải liên tục tiêu hủy lợn với số lượng rất lớn. Trong thời gian này hầu như không cơ sở, doanh nghiệp nào dám cho phối giống. Đến khoảng tháng 9-10/2019 mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Cũng phải mất 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Chúng tôi dự kiến cuối năm nay “cung – cầu” về thịt lợn mới có thể cân bằng.

Cuối năm nay, cung - cầu thịt lợn trong nước sẽ cân bằng ảnh 1

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.

Vậy với thời điểm hiện tại, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh và lợn sống về thịt đã giảm áp lực được cho thị trường chưa, thưa ông?

Ông Phùng Đức Tiến: Việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không có “quota”, Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cũng hết sức tạo điều kiện để việc thông quan được thuận lợi. Tuy nhiên việc nhập thịt lợn cũng không phải đơn giản vì do dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao nên tìm được nguồn hàng phù hợp với chúng ta cũng rất khó khăn. Tuy nhiên với sự nhanh nhạy của doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, chúng ta cũng đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt đến thời điểm này. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.

Quay trở lại  năm 2019, chúng ta cũng thấy việc chỉ đạo quyết liệt việc tăng các sản phẩm thủy hải sản, đại gia súc… đã phần nào đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường khi có sự thiếu hụt về thịt lợn.

Hiện giá thịt lợn đã hạ còn 78 nghìn đồng – 88 nghìn đồng/kg. 

Tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và có nguy cơ diễn biến phức tạp… Xin Thứ trưởng cho biết các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Bộ để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm? 

Ông Phùng Đức Tiến: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của  nền kinh tế. Với nông nghiệp, ngoài khó khăn do dịch COVID-19 gây nên, ngành còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thiên tai như hạn mặn, mưa giông, sạt lở... cùng với các dịch bệnh như DTLCP, sâu keo mùa thu... Ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.

Điển hình như sản phẩm lúa gạo, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chúng ta nỗ lực đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu. 

Cuối năm 2019, chúng ta đã tăng được 430 nghìn tấn thủy sản, 336 nghìn tấn sản phẩm chăn nuôi, hơn 13 tỷ triệu quả trứng và hơn triệu tấn sữa. Tổng sản phẩm thực phẩm đã tăng hơn 766 nghìn tấn và đến nay với sức sản xuất còn đang gia tăng, sẽ đủ để cung ứng cho nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Theo Chính phủ
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.