Những xu hướng mới chi phối kinh tế thế giới

Dự kiến trong tương lai, những xu hướng mới sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong thế giới cạnh tranh hậu COVID-19.
Những xu hướng mới chi phối kinh tế thế giới

Đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, gây ra tác động mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, qua đó ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh như vậy, vẫn có một vài thay đổi tích cực trong xu hướng kinh doanh liên quan tới công nghệ.

Dự kiến trong tương lai, những xu hướng mới nổi này sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong thế giới cạnh tranh hậu COVID-19.

Thanh toán không dùng tiền mặt "lên ngôi"

Trong đại dịch, một lĩnh vực đã có thay đổi mạnh mẽ là cách thức khách hàng thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ khi mua sắm cả trực tiếp lẫn trực tuyến.

Đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên những lo ngại chưa từng có về việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua tiền mặt.

Theo một số thống kê của các ngân hàng trung ương ở một số quốc gia châu Á và châu Âu, số lượt tìm kiếm trên Internet liên quan đến vấn đề này ở mức cao kỷ lục, vượt cả giai đoạn cúm H1N1 hồi những năm 2009 -2010.
Không mất quá nhiều thời gian để mọi người thay đổi thói quen chi tiêu. Một nghiên của của nhà vận hành cây ATM lớn nhất nước Anh Link cho thấy vào tháng Tư, việc sử dụng máy ATM ở nước này đã giảm khoảng 60% so với cùng kỳ một năm trước.

Hoạt động rút tiền thông qua ATM ở Thụy Sỹ cũng giảm gần 50% từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư.

Giữa bối cảnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới đã tăng cường áp dụng các giao dịch không dùng tiền mặt để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn của cả khách hàng lẫn nhân viên của họ.

Hơn 11.000 nhà bán lẻ tại Thụy Sỹ đã tham gia hệ thống thanh toán không tiếp xúc để cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua NFC (kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn thông qua từ trường giữa các thiết bị) cũng như các thẻ tín dụng “chạm để thanh toán”.

Ở một số quốc gia, bao gồm Canada (Ca-na-đa), Hy Lạp, Ireland (Ai-len), Malta (Man-ta), Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, Mastercard và Visa đã tích cực làm việc với chính phủ để cung cấp trải nghiệm thanh toán không tiếp xúc cho khách hàng và giúp các thương nhân dễ dàng chấp nhận loại hình thanh toán này hơn.

Điều này đồng nghĩa là chủ thẻ có thể mua sắm nhiều hơn và chỉ cần chạm để thanh toán mà không cần phải sử dụng bảng bấm mã PIN – một phương tiện có thể lây lan virus.

Ngay cả Nhật Bản, một trong những nước sử dụng nhiều tiền mặt nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến, cũng đang cân nhắc một chiến lược tăng trưởng nhằm thúc đẩy văn hóa không sử dụng tiền mặt như là một phản ứng cho nhu cầu của thời kỳ hậu COVID-19.

Dịch vụ điện toán đám mây "nở rộ"

Trước đại dịch COVID-19, việc làm việc tại nhà chưa bao giờ là phương thức làm việc được ưa thích. Các chủ sử dụng lao động vẫn muốn nhân viên đến nơi làm việc và thực hiện nhiệm vụ dưới sự giám sát của các nhân viên cấp cao. Nhưng COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn điều này.

Các công ty hiện khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và gửi các văn bản hay dự án của họ thông qua dịch vụ đám mây.

Một số công ty như Twitter thậm chí còn tuyên bố rằng nhân viên có thể làm việc tại nhà vô thời hạn nếu họ muốn.

Trong thời gian gần đây, nhu cầu về các công cụ hội họp trực tuyến như Zoom và Slack đều tăng trưởng chưa từng có.

Các công cụ chuyên về công việc văn phòng truyền thống hơn như Microsoft 365 cũng ghi nhận nhu cầu tăng cao. Điểm chung là những công cụ này đều dựa trên nền tảng đám mây.

Khi mọi người bị buộc phải ở trong nhà, nhu cầu về các dịch vụ bán lẻ và dịch vụ giải trí trực tuyến cũng đã tăng lên rất nhiều.

Giới quan sát cho biết phân khúc bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục mở rộng việc sử dụng các dịch vụ đám mây, đẩy nhanh xu hướng dịch chuyển lên môi trường Internet vốn đã xảy ra từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trong khi đó, các dịch vụ giải trí có sử dụng công nghệ điện toán đám mây như nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, dịch vụ nghe nhạc Spotify cùng một số nền tảng chơi game như Steam đều ghi nhận số lượng đăng ký mới nở rộ trong mùa dịch.

Xu hướng dịch chuyển lên các nền tảng đám mây cũng diễn ra trong chính hoạt động của các Chính phủ. Nhằm hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đẩy nhanh quá trình số hóa các hoạt động hành chính, xây dựng các cổng thông tin và  hỗ trợ phát triển các nền tảng kỹ thuật số cấp quốc gia, chẳng hạn như ứng dụng thông tin sức khỏe và giáo dục  trực tuyến để đảm bảo người dân vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ công trong thời gian đại dịch.

Chuyển đổi chuỗi cung ứng theo hướng số hóa

Ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, một báo cáo của công ty tư vấn đầu tư McKinsey cho thấy 92% các công ty nhận định mô hình kinh doanh của họ sẽ cần phải thay đổi theo hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ biến đổi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, dù đa số các công ty nhận ra điều này, khoản đầu tư và những nỗ lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi vẫn phải xếp sau những nhu cầu kinh doanh khác.

Nhưng báo cáo công bố hồi tháng Sáu của McKinsey cho thấy đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số phục vụ cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đạt được tiến độ tương đương 5 năm chỉ trong khoảng 8 tuần.

Tình hình cấp thiết đã thúc đẩy rất nhiều tiến bộ trong quá trình số hóa chuỗi cung ứng khi nhu cầu thương mại điện tử đã tăng vọt trong 6 tháng qua.

Việc các nhà chế tạo nỗ lực sản xuất các thiết bị quan trọng cần thiết phục vụ hoạt động chống dịch cũng đã thúc đẩy tiến trình này.

Bên cạnh đó, các công ty cũng đối mặt với áp lực nội bộ trong việc đưa hoạt động trở nên hiệu quả, mang tính tích hợp và phản ứng nhanh hơn để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm.

Điều này dẫn sự thay đổi trong cách các công ty đánh giá các nhà cung cấp và nguồn gốc hàng hóa để đáp ứng những mong đợi đó.

Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên nhập hàng từ một số nhà cung cấp dựa trên hiệu quả chi phí và tính minh bạch họ. Khi ngày càng nhiều dữ liệu về các nhà cung cấp và sản phẩm của họ được đưa ra, việc số hóa chúng giúp các công ty có cái nhìn sâu hơn để lựa chọn nhà cung cấp tốt và năng động hơn.

Điều này cho phép các công ty dễ dàng tìm nguồn cung ứng theo yêu cầu và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp mới tham gia thị trường.

Việc số hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp người tiêu dùng mà còn cả với phía các công ty. Chúng sẽ giúp người mua tìm hiểu kỹ càng chất lượng sản phẩm và phân biệt được hàng giả với các sản phẩm chính hãng.

Các chi phí giao dịch gián tiếp cũng sẽ giảm thông qua sự minh bạch giá cả. Bên cạnh đó, các chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp và liên kết chặt chẽ với nhau, điều này khiến cho việc quản lý rủi ro trở nên khó khăn hơn. Việc số hóa chuỗi cung ứng sẽ cho phép các công ty quản lý hiệu quả sự rủi ro này.

Theo Bnews
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.