Dọn đường mở lối cho năng lượng sạch

[Ngày Nay] - Chi phí sản xuất của điện gió, điện mặt trời đang có xu hướng giảm mạnh trên thế giới, các nhà kinh tế cho rằng, năng lượng tái tạo sẽ vượt qua năng lượng hóa thạch trong một thời gian không xa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời của điện gió và mặt trời

Mới đây, Mạng lưới báo chí biến đổi khí hậu và năng lượng đã đưa ra những con sống hiên cứu khá tích cực, chi phí sản xuất của năng lượng sạch (nhất là điện gió, điện mặt trời) dự báo sẽ giảm mạnh trong vòng 2 năm tới, có thể làm “khuynh đảo” hệ thống năng lượng toàn cầu.

Báo cáo mới nhấtcủa Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho thấy, chi phí sản xuất điện gió trên đất liền đã giảm khoảng một phần tư kể từ năm 2010, trong khi chi phí sản xuất điện mặt trời giảm 73% trong cùng thời gian đó.

Dọn đường mở lối cho năng lượng sạch ảnh 1 

Cụ thể, chi phí sản xuất điện mặt trời trung bình đã giảm 73% trong giai đoạn 2010-2017, xuống còn hơn 2.000 đồng/kWh.Chi phí sản xuất điện gió trên đất liền trung bình giảm 23% trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2017. Nhiều dự án điện gió trên đất liền hiện đang được vận hành thường xuyên với mức chi phí gần 900 đồng/kWh. Các dự án năng lượng sinh học và địa nhiệt mới được đưa vào vận hành vào năm 2017 có mức chi phí trung bình toàn cầu khoảng 1.600 đồng. Giá thấp kỷ lục của điện mặt trời tại các dự án ở Abu Dhabi, Chilê, Dubai, Mexico, Peru và Saudi Arabia đã đạt mức gần 700 đồng /kWh (và thấp hơn).

Các dự án điện gió trên đất liền và các dự án năng lượng mặt trời hiệu quả nhất có thể cung cấp điện với mức giá gần 700 đồng cho mỗi kilowatt giờ (kWh), hoặc thấp hơn trong vòng hai năm tới.

Tổng giám đốc của IRENA ông Adnan Z. Amin cho biết, động thái mới này cho thấy sự chuyển dịch đáng kể trong mô hình năng lượng. “Sự cắt giảm chi phí do tiến bộ về công nghệ là chưa có tiền lệ và là một minh chứng cho thấy mức độ mà năng lượng tái tạo đang khuynh đảo hệ thống năng lượng toàn cầu”, ông Adnan Z. Amin chia sẻ.

Trong khi đó, Bloomberg New Energy Finance (BNEF) vừa đưa ra thông tin giá của các loại năng lượng tái tạo đang giảm nhanh hơn so với dự đoán từng được đưa ra chỉ cách đây vài năm nhờ các công nghệ mới điển hình như những turbine gió khổng lồ. Năng lượng sạch sẽ chiếm tới 86% trong tổng số 10.200 tỷ USD dự đoán sẽ được rót vào ngành công nghiệp năng lượng từ nay đến năm 2040.

Nhà sáng lập BNEF Michael Liebreich chỉ ra 2 thời điểm bước ngoặt quan trọng sẽ khiến công nghệ sản xuất điện bằng khí đốt và than đá trở nên kém hấp dẫn vì chi phí sản xuất năng lượng tái tạo quá rẻ.

Thứ nhất, là khi năng lượng gió và năng lượng mặt trời trở nên rẻ hơn tất cả mọi thứ. Vídụ, ở Nhật Bản, đến năm 2025 chi phí để xây 1 nhà máy điện mặt trời sẽ rẻ hơn so với nhà máy nhiệt điện. Thị trường Ấn Độ sẽ đạt được cột mốc này vào năm 2030.

Thứ hai, là khi chi phí để vận hành các nhà máy điện cũ chạy bằng khí đốt và than đá còn cao hơn so với việc lấy năng lượng từ gió và ánh mặt trời. BNEF dự báo điều này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025, ở cả Đức và Trung Quốc.

Dọn đường mở lối cho năng lượng sạch ảnh 2 

Cũng theo ông Adnan Z. Amin, việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất điện không chỉ đơn thuần là một quyết định có ý thức về môi trường, mà hiện nay đã trở thành một quyết định khôn ngoan về kinh tế. Các chính phủ trên thế giới đang nhận thức được tiềm năng này và thúc đẩy các chương trình nghị sự về kinh tế các-bon thấp được củng cố bởi các hệ thống năng lượng tái tạo.

“Chúng tôi mong đợi sự chuyển đổi này sẽ có thêm động lực, tạo thêm công ăn việc làm, hỗ trợ tăng trưởng, cải thiện sức khoẻ người dân, cũng như tăng cường khả năng thích ứng của quốc gia và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2018 và những năm tiếp theo,”- ông Adnan Z. Amin nhấn mạnh.

Tác động mọi lĩnh vực

Báo cáo Hiện trạng Năng lượng tái tạo toàn cầu 2018 (GSR) của REN21 cho thấy điện tái tạo chiếm 70% tổng công suất phát điện bổ sung cho toàn cầu năm 2017, mức tăng lớn nhất về năng lượng tái tạo trong lịch sử hiện đại, theo Báo cáo Hiện trạng Năng lượng tái tạo toàn cầu 2018 (GSR) của REN21. Nhưng lĩnh vực sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải – chiếm khoảng 4/5 nhu cầu năng lượng toàn cầu – tiếp tục tụt hậu so với ngành điện.

Công suất lắp đặt mới của điện mặt trời (PV) đạt mức kỷ lục: Công suất điệnmặt trời tăng 29% so với năm 2016, đạt 98 GW. Tổng công suất phát điện bổ sung từ điện mặt trời vào hệ thống điện nhiều hơn so với tổng công suất cộng dồn từ cả ba nguồn than, khí tự nhiên và điện hạt nhân. Điện gió cũng góp phần làm tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo toàn cầu với 52 GW được bổ sung.

Đầu tư vào công suất lắp đặt điện tái tạo mới cao hơn hai lần so với tổng đầu tư mới cho điện từ cả hai nguồn nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, mặc dù vẫn còn khoản tiền trợ giá lớn cho đầu tư điện nhiên liệu hóa thạch. Hơn 2/3 nguồn đầu tư vào sản xuất điện năm 2017 dồn vào năng lượng tái tạo nhờ giá thành ngày càng cạnh tranh hơn – và tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Dọn đường mở lối cho năng lượng sạch ảnh 3 

Báo cáo phân tích đang diễn ra sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo trong lĩnh vực điện, tuy nhiên quá trình chuyển dịch đang chậm chạp hơn so với khả năng và mong muốn. Hiện nay, có ít sự thay đổi trong ứng dụng năng lượng tái tạo trong sưởi ấm và làm mát: năng lượng tái tạo hiện đại cung cấp khoảng 10% của tổng sản xuất nhiệt toàn cầu năm 2015. Chỉ có 48 quốc gia trên thế giới có các mục tiêu quốc gia về năng lượng tái tạo trong lĩnh vực sưởi ấm và làm mát, trong khi 146 nước có mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo cho ngành điện.

Trong giao thông, tăng cường điện khí hóa đang mang lại nhiều khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo cho dù nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Hơn 30 triệu xe điện hai bánh và ba bánh được bổ sung trên thế giới mỗi năm, và 1.2 triệu ô tô điện được bán vào năm 2017, tăng khoảng 58% so với 2016. Điện cung cấp 1.3% nhu cầu năng lượng cho giao thông vận tải, trong đó khoảng 1/4 từ nguồn năng lượng tái tạo, và nhiên liệu sinh học cung cấp 2.9%. Tuy nhiên, nhìn chung, 92% nhu cầu năng lượng cho giao thông vận tải  được cung cấp bởi dầu mỏ, và chỉ có 42 quốc gia có mục tiêu về sử dụng năng lượng tái tạo trong giao thông.

Arthouros Zervos, Giám đốc REN21chorằng thêm: “Để chuyển dịch năng lượng diễn ra, cần có sự lãnh đạo chính trị của các chính phủ - ví dụ như chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết, và thiết lập mục tiêu và chính sách rõ ràng cho các lĩnh vực sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải. Nếu không có sự lãnh đạo chính trị này, thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được những cam kết về khí hậu và phát triển bền vững”.

Mới đây, Mạng lưới báo chí biến đổi khí hậu và năng lượng đã đưa ra những con sống hiên cứu khá tích cực, chi phí sản xuất của năng lượng sạch (nhất là điện gió, điện mặt trời) dự báo sẽ giảm mạnh trong vòng 2 năm tới, có thể làm “khuynh đảo” hệ thống năng lượng toàn cầu.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.