Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19

Sống cùng nhau trên thế giới ảo, sau đó mỗi người một khoảng không gian riêng, không giao tiếp, không đối mặt… Cuộc sống của những người trẻ ở Nhật Bản - những người thích giao lưu học hỏi, khao khát cống hiến, khao khát trải nghiệm trở nên đóng băng. Họ đã nghĩ gì và chia sẻ gì?
_________________

Một công ty quảng cáo nổi tiếng đứng thứ hai ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hội nghị sinh viên với khoảng 20 nhà nghiên cứu ở các trường đại học, chủ yếu là  sinh viên ở khu vực Tokyo. Mỗi hội nghị bàn tròn một chủ đề, thu thập thông tin về các xu hướng và giá trị mới nhất trong giới trẻ. Hội nghị cũng là không gian thảo luận cởi mở về các vấn đề hướng tới tương lai. Do ảnh hưởng của COVID-19, hội nghị sinh viên gần đây nhất đã được tổ chức trực tuyến. Công ty này đã tóm tắt cuộc sống của những người trẻ Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và hy vọng của họ cho tương lai.

24/24H VỚI THẾ GIỚI ẢO

Trong giai đoạn giãn cách, khi việc ra ngoài gặp gỡ trực tiếp trở nên khó khăn thì việc gặp gỡ, trò chuyện qua video là thịnh hành với tất cả mọi người, trong đó có người trẻ, nhiều người đã online hàng giờ, thậm chỉ lên đến mười giờ đồng hồ mỗi ngày, dẫn đến việc hình thành từ “online dosei” (sống cùng nhau trên mạng). Những cuộc trò chuyện video kéo dài không ngừng nghỉ này được đặc trưng bởi việc chia sẻ bầu không khí với nhau, có khi mỗi người làm một việc và không nói với nhau câu nào. 

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 1

Kể từ trước COVID-19, những người trẻ đã thường sử dụng các ứng dụng để chia sẻ vị trí của họ, đăng các câu chuyện trực tiếp trên mạng, tích cực chia sẻ thông tin về bản thân để thu hút nhận xét và thông tin quan tâm từ những người có cùng đam mê. Điều này làm mờ đi ranh giới giữa nơi công cộng, công ty hay nhà riêng.

CHẠM ĐẾN NHỮNG MỐI QUAN HỆ RỘNG HƠN 

Sinh viên đại học bắt đầu sử dụng thuật ngữ “yottomo” từ vài năm trước. Có nghĩa là, những người quen mà họ không đặc biệt thân thiết sẽ nói “Này” nếu họ gặp nhau trong khuôn viên trường hoặc xung quanh thị trấn.

Kiểu quan hệ lỏng lẻo này đã biến mất kể từ khi giãn cách xã hội, người trẻ chuyển hướng sang xã hội hóa trực tuyến, thay vì giao tiếp chỉ giới hạn ở những người bạn thân thiết mà họ kết nối trực tuyến thường xuyên, bằng những mối quan hệ rộng hơn. Từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay - khoảng thời gian đầu năm học ở Nhật Bản - khi bắt đầu giãn cách, các bữa tiệc chào mừng những gương mặt mới vào các nhóm và câu lạc bộ trong khuôn viên trường đã được tổ chức trực tuyến. Mặc dù các cuộc trò chuyện trực tuyến giữa những người bạn thân vẫn diễn ra tốt đẹp nhưng người trẻ có xu hướng cởi mở hơn,  thân thiết với những người mới gặp. COVID-19 đã và đang tác động không nhỏ đến các mối quan hệ cá nhân của  người trẻ. 

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 2

TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ CẢM XÚC 

Khi được hỏi liệu có điều gì tốt đẹp xảy ra giữa lúc dịch bệnh bùng nổ, câu trả lời của các sinh viên đa phần là: “Những người nổi tiếng yêu thích của tôi đăng tải về cuộc sống cá nhân trên mạng xã hội”, “Cảm giác đoàn kết trên toàn thế giới”. 

Vì mọi người xa cách nhau và không được phép gặp gỡ nên tình cờ, họ đã cố gắng tạo sự đồng cảm, chia sẻ với nhau thông qua các status, các hoạt động trực tuyến như hào hứng với cùng một trò chơi, xem qua những câu chuyện từ một năm trước trên mạng xã hội, thu hút lượt “like” thông qua các thử thách trực tuyến và các “viral tags” khác… Điều thú vị là những người trẻ nhận ra, dùng mạng xã hội nấu cùng một món ăn, uống cùng một loại đồ uống, xem cùng một nội dung và cùng nhau làm việc đang khiến mọi người xích lại gần nhau, tăng thêm tình đoàn kết giữa gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. 

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 3

THỂ HIỆN BẢN THÂN QUA MÀN HÌNH

 Các lớp học, các cuộc phỏng vấn và các bữa tiệc uống rượu đều đã chuyển sang trực tuyến. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các thủ thuật giúp người trẻ thể hiện bản thân qua chiếc màn hình 16:9. Khi tầm quan trọng của việc phối hợp trang phục  giảm xuống, sự chú ý đã chuyển sang hoa tai, áo sơ mi hay áo khoác có cổ áo dễ thương - tất cả những thứ có thể được nhìn thấy trên màn hình. 

Một số người trẻ đang nghiên cứu cách trang điểm trông tự nhiên và nổi bật khi xuất hiện trên màn hình máy tính. Những thay đổi trong cách giới trẻ thể hiện bản thân trong tất cả các lĩnh vực dường như được lan truyền rộng rãi, với một số báo cáo: “Nhìn thấy khuôn mặt của chính mình khi tôi nói chuyện đã giúp tôi có cái nhìn toàn diện về bản thân mình” và “Tôi đã cởi mở hơn khi thể hiện căn phòng của mình, ngôi nhà của mình, và cả phong cách thời trang của mình”.

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 4

TÌM LẠI CHÍNH MÌNH

Trong giai đoạn giãn cách, những người trẻ có nhiều thời gian hơn để dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa hay cất dọn tủ quần áo mùa đông. Sau đó, họ cũng có nhiều thời gian để thử những điều mới mẻ  - những thứ mà trước đây họ không cảm thấy có thể làm được do lo lắng về những gì mọi người nghĩ, như kiểu tóc xù, để râu, thử nấu ăn và học một loại nhạc cụ nào đó. 

Một trong những sinh viên thực hiện cuộc phân tích cho biết: “Tôi luôn bận rộn với những việc phải làm, COVID-19 bằng cách nào đó đã khiến tôi nhìn lại mình, giành lại thời gian để thay đổi bản thân”.

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 5

Sinh viên khác nói: “Giờ có cảm giác như tôi là nhân vật chính của cuộc đời mình vậy, tự sáng tạo, tự diễn và tự điều chỉnh mọi thứ”…“Tôi bắt đầu đọc một cuốn sách dày về triết học”…”Tôi đam mê công nghệ hơn trước”…

Bởi có thời gian nghỉ ngơi, nên nhiều người trẻ đã dừng lại và chuyển hướng suy nghĩ của mình, nhận thấy điều gì khiến họ hạnh phúc thực sự và khám phá ra khả năng sáng tạo của bản thân.

THOÁT KHỎI “HIỆU SUẤT THỜI GIAN”

Nghiên cứu các đặc điểm về hành vi và giá trị của giới trẻ kể từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty này đã quan tâm nhiều đến “hiệu suất thời gian” (lượng thông tin hoặc trải nghiệm trên một đơn vị thời gian). 

Hiện nay, thực tế đang diễn ra, người trẻ đang sống trong một thế giới ngập tràn thông tin và khó có thể đoán trước được tương lai do tốc độ công nghệ thay đổi chóng mặt. Vì vậy, thay vì dành thời gian cho một việc nào đó, làm nhiều việc đồng thời cùng một lúc với tốc độ cao là chìa khóa quan trọng để người trẻ vui sống. Cùng một lúc xem phim, ăn tối, đăng Instagram là điều hoàn toàn tự nhiên đối với người trẻ, trong khi họ có công việc thứ hai, sống ở nhiều nơi và thuộc nhiều nhóm cộng đồng.

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 6

Tuy nhiên, do dịch COVID-19, nhiều người trẻ đột nhiên có thời gian rảnh rỗi đã bắt đầu làm những việc cần thời gian hoặc đòi hỏi sự tập trung, như đọc sách và gửi thư viết tay- những việc mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến, và những trải nghiệm này dường như đã cho họ thấy niềm vui và tầm quan trọng của dành thời gian để làm điều gì đó. 

Khoảng thời gian giãn cách đã dẫn đến sự phân cực của giới trẻ thành 2 luồng. Một nói rằng họ đã bình tĩnh trở lại và có thể kiểm soát nhiều thứ hơn cho bản thân, họ có khả năng sống có trật tự và lành mạnh hơn. Một số khác lại nói việc không có lịch trình hay thời gian bắt đầu và kết thúc công việc cộng thêm việc ở trong một không gian có giường khiến họ uể oải hơn, nhịp điệu hàng ngày bị gián đoạn. Mặc dù điều này chủ yếu phụ thuộc vào tính cách, nhưng không phủ nhận những người trẻ dường như đang tạo ra sự đa dạng trong cuộc sống của họ và tạo ra nhịp điệu của riêng họ.

THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG

Trong giai đoạn giãn cách, từ khóa “ouchi café” (quán cà phê tại nhà) có xu hướng gia tăng trên các tài khoản mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ đã đăng ảnh tái hiện các món trong menu quán cà phê sành điệu, bao gồm cà phê dalgona sành điệu đến từ Hàn Quốc và bánh mì kẹp dâu tây, trên nền không gian cũng được sắp xếp cẩn thận. Nhiều người ngạc nhiên vì thấy mình có thể nấu nhiều món hơn họ nghĩ, họ hoàn toàn có thể tái tạo các bữa ăn ngon, tách cafe đẹp… tại gia.

Có vẻ như trải nghiệm giãn cách không chỉ ảnh hưởng đến đồ ăn thức uống mà còn là các tiêu chuẩn cho hành vi và lựa chọn mua hàng trong tương lai của người trẻ.

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 7

ÁP LỰC VÔ HÌNH 

Trong khi đối với một số người trẻ, khoảng thời gian giãn cách là động lực để tạo ra niềm vui và sự tích cực, thì số ít cho biết họ đang ở trong trạng thái gọi là “stay home blues” (cảm giác mệt mỏi và bồn chồn khi ở nhà). Lo lắng quá mức về COVID-19 do lượng tin tức quá nhiều. Lo lắng về tài chính do không thể đi làm thêm. Đột nhiên bị buộc phải trở về nước khi đang du học - điều mà họ đã đánh cược cả cuộc đời. Mất động lực khi một sự kiện mà họ đặt cả trái tim và tâm hồn vào bị hủy bỏ…

Tại hội nghị gần đây nhất, những bình luận xuất hiện nhiều nhất của người trẻ là: “Một mặt mọi người đang chiến đấu để thể hiện bản thân trên mạng xã hội, nhưng mặt khác cũng không thể thoát ra được nỗi lo lắng bồn chồn”, “Vì đăng những điều tiêu cực sẽ không thay đổi được gì, nên tâm trí của tôi bị thôi thúc như có nghĩa vụ phải đăng những điều tích cực. Đôi khi thực sự mệt mỏi”…

Cuộc sống và hy vọng của giới trẻ Nhật Bản trong 'bão' COVID-19 ảnh 8

Nhiều người nước ngoài đã bắt đầu tìm kiếm vật nuôi để được thoải mái trong cuộc khủng hoảng COVID-19, với những chú gà con và số lượng chó mèo được giải cứu ngày càng tăng, nhưng với những người trẻ Nhật Bản, sống một mình ở thành phố lớn, lựa chọn đó không dễ dàng bởi nhà cửa và môi trường sống. Và tất nhiên, những áp lực về kinh tế, về tinh thần với người trẻ không dễ gì có thể thay đổi được khi đối diện với COVID-19. Điều cần làm là cho họ cơ hội chia sẻ nhiều hơn, cởi mở hơn để giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực luôn bủa vây quanh họ.

Bài: Phương Ly

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.