Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc

Tích trữ thực phẩm, hạn chế ra ngoài đường, thậm chí không dám đi xe buýt hoặc tàu điện,… đó đều là những cách mà du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc lựa chọn để bảo vệ bản thân, trong bối cảnh tốc độ lây lan của dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại.

 * * *

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 1

Khoảng một tuần gần đây, Khánh Ly (35 tuổi) cùng chồng là Quang Hưng (cả hai vợ chồng vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh trường Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc), hạn chế ra đường do thành phố đang có nguy cơ trở thành “Vũ Hán thứ hai”.

Ly cho biết kể từ khi có thông tin về dịch bệnh tại Hàn Quốc, cô đã ra siêu thị tích trữ sẵn đồ ăn, khẩu trang và nước rửa tay.

“Trước đó, không khí phòng chống dịch không quá sôi sục, mọi người chỉ đeo khẩu trang khi ra đường, còn các hoạt động ngoài trời vẫn tiếp diễn. Nhưng kể từ ngày 19/2, khi thông tin về các ca lây nhiễm liên quan tới giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu được công bố, gia đình tôi chọn cách ở trong nhà, các hoạt động thường ngày như đi công viên phải hủy bỏ”, Ly nói.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 2

Tại Daegu, các siêu thị lớn hay các trung tâm thương mại tạm thời bị đóng cửa để các nhà chức trách làm công tác phun thuốc khử khuẩn, sát trùng trước khi được phép mở trở lại. Không giống như tình cảnh tại Vũ Hán (Trung Quốc), khi các kệ hàng thực phẩm tươi gần như trống trơn, những siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi tại Daegu vẫn được mở cửa và đáp ứng nhu cầu của người dân.

“Những ngày này không khí tại các siêu thị khá im ắng do mọi người đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện. Tình hình giá cả không có quá nhiều biến động, trừ giá khẩu trang y tế có lúc tăng đột biến. Hiện tại một số siêu thị lớn đã bắt đầu bán khẩu trang KF94 với giá 820 won/chiếc (15.000 đồng) và mỗi người chỉ được mua 30 chiếc”, Khánh Ly cho biết.

Vào ngày 23/2, chính phủ Hàn Quốc đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức “đỏ” – thang cảnh báo cao nhất, cho phép chính quyền đóng cửa trường học cũng như hạn chế các chuyến bay đến và đi khỏi nước này.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 3

Dịch Covid-19 đang diễn biến rất nhanh tại Hàn Quốc, khi có tổng cộng gần 900 người nhiễm bệnh và 9 người tử vong. Theo cảm nhận của Khánh Ly, chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng khá chậm với tốc độ lây lan của dịch bệnh, nhưng cho rằng tình hình sẽ sớm được cải thiện.

 “Cuộc sống tại Daegu vẫn diễn ra bình thường, người dân luôn theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh qua truyền hình. Là một nghiên cứu sinh ngành Y, tôi hiểu mức độ nguy hiểm của virus corona nhưng vẫn có niềm tin vào hệ thống y tế của Hàn Quốc”, Ly nói. “Tình hình có thể sẽ sớm được cải thiện. Nhưng công tác phòng chống dịch chỉ có hiệu quả khi mọi người dân có ý thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”.

Do có con nhỏ, hai vợ chồng Khánh Ly không muốn quay trở về Việt Nam để tránh dịch bởi cả gia đình sẽ bị cách ly theo thủ tục và có thể ảnh hưởng tới gia đình ở quê nhà.

Hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người. Cộng đồng người Việt Nam tại Daegu những ngày này thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại để hỏi thăm, động viên nhau, giữ tinh thần lạc quan nhất có thể.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 4

“Thời tiết Daegu mùa này rất thất thường, cộng thêm việc nhiều du học sinh Việt Nam làm thêm nên điều kiện sức khỏe không được đảm bảo. Có một số trường hợp sinh viên Việt Nam mắc các triệu chứng như ho kèm sốt, sau đó các bạn đều được đưa tới bệnh viện kiểm tra, rất may mắn là không có ai dương tính với virus corona mà chỉ cần điều trị bằng thuốc tại nhà”, chị Ly chia sẻ.

Dù không khỏi lo lắng trước tình hình dịch bệnh, nhưng Ly cho rằng bản thân mỗi người cần phải lạc quan và tìm ra những điểm tích cực trong cuộc sống. “Những ngày này dù phải hạn chế ra khỏi nhà nhưng bù lại hai vợ chồng tôi có nhiều thời gian hơn để chăm sóc và chơi với con. Ngoài ra, cả hai vẫn đảm bảo thời gian đọc sách và học chuyên môn. Tôi mong muốn mọi người sẽ luôn tin tưởng vào chính quyền sở tại và thật bình an”, nữ nghiên cứu sinh chia sẻ.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 5

Phương Thảo (25 tuổi) - hiện theo học ngành truyền thông tại một trường đại học ở Seoul và đang đi làm thêm ở một siêu thị mini. Chỗ làm của Thảo nằm ở khu Hoegi, gần rất nhiều trường đại học và cũng là nơi tập trung giới trẻ. Quay trở lại Hàn Quốc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Thảo lại tiếp tục công việc của mình ở siêu thị nhỏ, chờ đến năm học mới bắt đầu.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 6

Thảo chọn chỗ làm thêm gần nhà và trường học để tiện việc đi lại. “Ở khu tôi sống, mọi việc hầu như vẫn diễn ra bình thường. Mọi người vẫn qua lại trên đường phố. Điều khác biệt là có nhiều người đeo khẩu trang hơn trước một chút. Chỉ là nhiều hơn một chút thôi. Lúc mới có dịch, rất ít người đeo khẩu trang ra đường. Đến khi dịch bùng phát như bây giờ mới có nhiều người sử dụng khẩu trang nhưng không đáng kể”, Thảo chia sẻ.

Thảo cũng cho biết cô đã phải tự chuẩn bị nước rửa tay khô, xịt khử trùng cũng như khẩu trang để giữ bản thân an toàn khi tiếp xúc với khách mua hàng.

“Người dân ở đây hình như không có ý thức bảo vệ bản thân, nhất là người trẻ tuổi. Vì chỗ tôi gần nhiều trường học nên có rất đông các bạn học sinh sinh viên. Họ vẫn cùng nhau đi ăn uống, đi khu giải trí, thậm chí còn tụ tập cùng nhau hút thuốc. Đa phần khách vào mua đồ trong siêu thị là người trẻ tuổi và không mang khẩu trang, mà dù có mang thì cũng kéo tụt xuống dưới cằm để nói chuyện chứ không mang đúng cách”, Thảo bức xúc.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 7

Trong khi đó, Minh Huyền (23 tuổi, hiện đang tham gia khóa học tiếng tại một trường đại học ở Seoul), cho biết mỗi tuần cô có 5 buổi học với 4 tiếng mỗi buổi. Huyền cho biết, ngoài nghỉ 3 ngày Tết Nguyên Đán ra thì cô vẫn đi học bình thường.

“Sinh viên học tiếng toàn là người nước ngoài, cũng có nhiều người Trung Quốc. Thế nhưng vì được nghỉ có 3 ngày thôi nên hầu hết mọi người đều ở lại Hàn Quốc nến cũng không lo lắm, chỉ một chút thôi. Dù sao chúng mình vẫn cần phải đi học mà”, Huyền nói.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 8

Đó là chia sẻ của Thanh Hằng (21 tuổi), hiện cô đang theo học ngành quản trị khách sạn ở Hàn Quốc. Cũng giống như Phương Thảo, cô đang nhận công việc làm thêm tại một cửa hàng 24h gần khu Myeongdong.

Quãng đường từ nhà đến chỗ làm của Hằng sẽ mất khoảng 15 phút nếu đi bằng tàu điện hoặc 20 phút với xe buýt. Nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Hằng không dám di chuyển bằng bất cứ phương tiên công cộng nào nữa và cô phải mất 40 phút để đi bộ đến chỗ làm.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 9

“Từ khi có dịch, tôi không dám đi tàu điện hay xe buýt nữa. Nhất là sau khi nghe tin nhiều người từ chối cách ly, tôi lại càng sợ hơn. Bởi vì chưa phải đi học nên tôi cũng chỉ ra đường đi làm rồi lại về nhà thôi, không dám đi đâu hết. Thế nhưng hình như mọi người ở đây có vẻ không quan tâm đến dịch bệnh lắm. Vẫn có người đeo khẩu trang đi ngoài đường thế nhưng đường phố vẫn tấp nập, khu mua sắm Myeongdong vẫn hoạt động bình thường. Ở trên mạng, nhiều người còn chia sẻ hình ảnh những câu lạc bộ đêm ở Gangnam vẫn sôi động thâu đêm suốt sáng”, Hằng nói.

Hằng cũng cho biết thêm giá khẩu trang trên các trang website ở Hàn Quốc đều tăng gấp 2, 3 lần còn ở các cửa hàng tiện lợi thì bình ổn hơn, có tăng nhưng không đáng kể. Khẩu trang ngày càng khan hiếm, mỗi lần nhập hàng số lượng lại giảm đi, cứ bày lên kệ là khách sẽ mua hết, đặc biệt là khách người Trung Quốc.

Du học sinh Việt chống chọi với ‘cơn bão’ Covid-19 đổ bộ vào Hàn Quốc ảnh 10

Trong các nhóm của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc trên mạng xã hội, nhiều người đang chia sẻ video clip một cô gái bị ho sốt có biểu hiện nhiễm Covid-19. Cô gái gọi điện đến đường dây nóng thì bị quá tải, mất vài ngày mới được tư vấn. Sau khi được tự vấn thì cô gái đã phải đi từ cơ sở y tế này đến bệnh viện khác nhưng đều không được tiếp nhận thăm khám.

Sau khi clip được chia sẻ, nhiều du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đang mau chóng tìm cách bảo lưu kết quả học tập để về nước. Bố mẹ của Phương Thảo, Minh Huyền hay Thanh Hằng cũng rất lo lắng và bày tỏ muốn con mình mau chóng trở lại Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.