Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm

Người Hà Nội có lý do để “tự ti” khi những dòng sông trong lòng thành phố hầu hết đều đã chết hoặc đang ‘hấp hối’ vì ô nhiễm bủa vây. Hiện tại, những di sản thiên nhiên vô giá này gần như đang bị chính quyền sở tại “buông”, không hề có bàn tảy quản lý, giữ gìn.
_______________
Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 1

Nhiều tháng trước, người Hà Nội đã rất mơ mộng về một tương lai tươi sáng cho dòng sông Tô Lịch khi có dự án của các chuyên gia người Nhật gõ cửa. Con sông nước đen, thối đúng nghĩa đã ám ảnh họ cả trong giấc ngủ suốt mấy chục năm qua.

Nhưng dự án mãi vẫn chỉ là dự án. Những chuyên gia người Nhật mang tới các công nghệ mới, tuy nhiên họ đã phải “bỏ của chạy lấy người” vì rất nhiều khó khăn, thách thức. Sau khi người Nhật dời đi, dòng sông nằm giữa Thủ đô tiếp tục ở trong trạng thái “chết dở” và chờ được cứu. Là một trong những con sông là nhân chứng cho bao năm lịch sử, văn hóa của Hà Nội nghìn năm văn hiến, nhưng Tô Lịch  vẫn đang là dòng sông đen đặc, nặng mùi, chưa được giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm trong nhiều năm qua, và chắc chắn còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 2

Nhưng số phận của sông Tô Lịch có lẽ còn khá khẩm hơn rất nhiều so với một con sông khác, đó là dòng Nhuệ Giang chạy vắt qua nhiều quận, huyện của Hà Nội. Tô Lịch đen, thối, tuy vậy người ta cũng đã cố gắng tạo ra được một hình hài cho nó. Hai bên sông đã được giải tỏa, bờ sông được xây kè cẩn thận, không một công trình dân sinh nào có thể tự ý được xây dựng, chèn lên “yết hầu” đang sắp tắc nghẽn của sông.

Sông Nhuệ thì khác. Đó là một con sông khốn khổ bậc nhất thủ đô. Con sông dài khoảng 76 km này đóng vai trò quan trọng trong việc phân lũ, tiêu thoát nước, cung cấp phù sa, tái tạo dinh dưỡng tự nhiên, cung cấp nước cho các hoạt động phát triển kinh tế trong vùng. Nhưng đó là lý thuyết, bởi với tình trạng hiện tại, nó chảy còn không nổi, nước sông ở trạng thái nhiễm độc nên không thể cung cấp phù sa, hay tưới tiêu được.

Ở nhiều thời điểm nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm đến mức các cơ quan chức năng phải pha thêm nước sông Hồng từ cống Liên Mạc để giảm bớt mức độ ô nhiễm, tuy nhiên sự cải thiện cũng không đáng kể bởi sông phải hứng chịu lượng chất thải, nước thải quá lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế, hầu hết chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 3

Theo kết luận của Tổng cục Môi trường, (Bộ Tài nguyên Môi trường), thì lưu vực sông Nhuệ có chất lượng nước ô nhiễm thuộc loại “vô địch” miền Bắc. Theo báo cáo mới nhất của Viện Quy hoạch Thủy lợi cho thấy, hiện có khoảng 260 các điểm xả công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, sản xuất nông nghiệp, bệnh viện và khoảng 133 điểm xả dân sinh trực tiếp vào hệ thống sông Nhuệ. Trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ có 1.231 cơ sở sản xuất nhà máy và 23 khu cụm công nghiệp đổ nước thải ra lưu vực. Chưa hết, trên toàn lưu vực có khoảng 450 làng nghề và hơn 45.500 cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể. Ngoài ra còn có thêm 88 cơ sở y tế, bệnh viện lớn bám dọc hành lang con sông ‘bất hạnh” này.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 4

Để mục sở thị tình trạng khốn khổ thực tế của Nhuệ Giang, PV Ngày Nay đã dành nhiều ngày đi dọc hai bên bờ sông, tận mắt chứng kiến, gần như chính quyền các phường, quận của Hà Nội đang buông quản lý thực sự, để mặc cho người dân “vây, lấn, tấn, diệt” Nhuệ Giang một cách bán công khai hoặc công khai.

Đoạn sông chảy qua địa phận phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi phải khó khăn lắm mới tìm được một khoảng đất trống, chưa kịp xây dựng, chưa quây nhà tôn ra sát mép sông, để chụp ảnh. Tại đoạn sông này, có hàng loạt những xưởng mộc, xưởng sơn, gara ô tô, xưởng cơ khí… với quy mô vừa và nhỏ đang tấp nập hoạt động ngày đêm. Tất cả đều bám chặt lấy hành lang sông, thậm chí tràn ra mép nước rồi xả thẳng bất cứ thứ gì họ thích xuống dưới lòng sông. Điều đáng nói, do được “cấp phép” để xây dựng theo kiểu tạm bợ, bóp nghẹt dòng sông nên việc quản lý, giám sát những cơ sở sản xuất này xả thải, xả rác và tiếp tục lấn chiếm sông như thế nào là việc làm gần như đã bị bỏ quên.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 5

TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam đã từng thốt lên, chưa từng thấy ở đâu, người ta quản lý sông, hành lang sông như ở Hà Nội. Nói quản lý cũng hơi quá lời bởi như tại Sông Nhuệ thì có quản lý gì đâu. Việc vi phạm trật tự xây dựng, xây tràn xuống cả lòng sông diễn ra năm này qua năm khác.

Không chỉ là nhà xưởng, cơ sở sản xuất bám chặt mép sông, tại đây còn có vô số những nhà tạm, kho bãi được dựng lên vừa để cho thuê, vừa để giữ đất và lấn ra sông nên những khu vực này được quây bằng các tấm tôn cỡ lớn và gần như người ngoài là bất khả xâm phạm, quan sát nên khó có thể biết, phía trong người ta đang làm gì và tác động thế nào tới dòng sông. Với cung cách quản lý như vậy, sông Nhuệ hiện trở thành miếng mồi ngon cho nạn đổ trộm phế tải, rác thải. Ở nhiều khu vực, chẳng khó khăn gì để quan sát thấy những đụn phế liệu được “đùn” ra dần dần, từ từ. Và rồi, từ những thứ người ta đùn ra sông, sau này sẽ được gia cố, san gạt thành mặt bằng vững chắc, sau đó là quây tôn và tiếp theo là xây dựng từng bước một.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở phía bên bờ sông đối diện thuộc địa phận phường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm. Di chuyển dọc lên phía lưu vực thuộc địa phận phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, việc lấn chiếm cũng diễn ra nghiêm trọng không kém, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, người dân thẳng thừng cho ủi đất xuống lòng sông để làm một bãi đậu xe ô tô với quy mô khá hoành tráng. Mặc dù việc “vây, lấn, tấn, diệt” diễn ra năm này qua tháng khác, báo chí mỏi miệng phản ánh, chuyên gia mặc sức “kêu gào”, nhiều cơ quan chức năng về môi trường liên tục cảnh báo. Nhưng sông tình trạng bức tử sông Nhuệ không hề giảm bớt, thậm chí còn gia tăng rất nhanh. Bằng chứng chứng là các chỉ số ô nhiễm của con sông này tăng trưởng dần, ổn định qua từng năm.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 6

Tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ đã từng được đưa ra Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã không ít lần thẳng thắn nêu quan điểm trên truyền thông, đó là phải xử lý tại nguồn, xử lý bắt đầu từ người gây ô nhiễm, và cả trách nhiệm của các địa phương...

Và cho dù tình trạng chết lâm sàng của con sông đã được đưa lên bàn thảo ở những cấp cao, nhưng phải khách quan nhìn nhận, chúng ta không nhìn thấy một động thái nào khả dĩ, trước mắt, tạm thời để cứu dòng sông này. Khi một động thái dù nhỏ, cũng chưa được triển khai thực hiện, khi chính quyền cấp cơ sở gần như buông, để cho hành lang sông trở thành “thiên đường” cho những vi phạm trật tự xây dựng, thì không ai, không người dân nào yêu mến dòng sông này có thể kỳ vọng vào một giải pháp căn cơ, quyết liệt và hiệu quả.

TS Đào Trọng Tứ cũng cho rằng, ở Hà Nội, không chỉ còn sông Nhuệ đang chết, sông Đáy đang hấp hối mà ngay cả sông Hồng nếu cứ quản lý kiểu như hiện nay, thì sông Hồng cũng sẽ chịu những tác động rất tiêu cực, từ sự xâm thực của con người. Hiện nay, việc lấn sông Hồng, đổ trộm phế thải cũng diễn ra ở rất nhiều nơi. Hà Nội cũng đang hướng tới quy hoạch, xây dựng một thành phố ven sông hoành tráng, hiện đại. Nhưng với những gì đang diễn ra, thì nếu Hà Nội bắt tay vào thực hiện, sẽ tốn rất nhiều công, của, rất nhiều thời gian để dọn dẹp hai bên bờ sông. Đó là công việc phải mất hàng thập kỷ, nếu quyết tâm làm.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số người Hà Nội, không ít người cho rằng, thật tự ti khi nhìn sang những tỉnh, thành khác. Đà Nẵng đã dọn dẹp, làm sạch sông Hàn từ lâu; Thành phố Hồ Chí Minh tưởng như không thể làm sống lại được Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ… thì nay họ đã làm được. Sông đã sống lại, nước đã trong, đã có dòng chảy và có cá tôm bơi lội... Nhưng Hà Nội thì không. Sông Tô Lịch được “nâng lên, đặt xuống” mãi, cuối cùng nó ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm. Chẳng thấy một dự án nào khả thi.

Sông Nhuệ thì tuyệt nhiên chưa bàn đến. Sông chết một cách đương nhiên như không có gì phải “lăn tăn”. Nếu như Hà Nội là một thành phố kém phát triển thì có lẽ nhiều người dân có lý do để không tự ti. Nhưng Hà Nội là Thủ đô, Hà Nội có nguồn lực nhưng Hà Nội cũng đang để bộ mặt sông ngòi cực kỳ nhếch nhác, bệ rạc.

Sông Hà Nội: Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm ảnh 7

Bài: Việt Hoàng

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.