Thất nghiệp chỉ sau một đêm

Thất nghiệp chỉ sau một đêm

Du lịch bùng nổ đã đem tới cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động Việt Nam, thế nhưng dịch bệnh COVID-19 bỗng chốc đẩy nhiều người trẻ rơi vào cảnh thất nghiệp, buộc phải chuyển hướng sang một công việc khác.
______________
Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 1

Hội An, với lịch sử 400 năm là nơi giao thoa văn hóa Á Đông, thể hiện qua kiến trúc và ẩm thực độc đáo, luôn là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Năm 2019, tổng lượng khách lưu trú tại thành phố ước đạt 5,35 triệu lượt. Theo Phòng Văn hóa - Thông tin Hội An, 90% du khách qua đêm ở đây là người nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm 2019, ngành du lịch đã trực tiếp mang về cho phố cổ 4,4 nghìn tỷ đồng (191 triệu USD) và thu nhập xã hội từ ngành du lịch đạt 10,340 nghìn tỷ đồng.

Bước sang năm 2020, tất cả những dự báo tăng trưởng đột ngột quay đầu khi Việt Nam buộc phải tuyên bố tạm ngừng nhập cảnh người nước ngoài kể từ ngày 22/3. Việc mất đi nguồn thu từ khách quốc tế đã gây ra thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Hội An cũng như nhiều khu du lịch khác trên cả nước. Sự suy giảm “tuột dốc” của lượng khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đã khiến du lịch rơi vào tình trạng ngưng trệ.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 2

 “Tôi vừa xin việc ở một công ty tư vấn du học sau khi không thể tiếp tục công việc tại một khu nghỉ dưỡng. Dịch bệnh khiến ngành du lịch trở thành một lĩnh vực mạo hiểm và bấp bênh. Nhiều khả năng tôi sẽ sớm phải chuyển sang một công việc khác”, Quế Chi – một người từng làm việc trong các khu resort tại Hội An (Quảng Nam) cho biết.

Chỉ với 2 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ, Quế Chi rơi vào vòng xoáy bất ổn của dịch bệnh khi cô bị liệt vào danh sách cắt giảm nhân lực. Đồng cảnh ngộ với Quế Chi còn có hàng nghìn người khác vốn sống bám vào ngành du lịch địa phương.

Ở Hội An, giá thuê mặt bằng trung bình ở khu vực phố cổ thường rơi vào khoảng 100 triệu đồng. Với mức giá quá đắt đỏ và không có khách du lịch, nhiều cửa hàng lưu niệm, nhà hàng và khách sạn dành cho du khách nước ngoài đã buộc phải cắt giảm nhân viên hay thậm chí là tuyên bố phá sản.

Nhiều người như Quế Chi bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp chỉ sau một đêm. Hội An với những con phố nhỏ vốn tấp nập người qua lại bỗng trở về những ngày trước “mở cửa”.

Tùng Linh – một hướng dẫn viên chuyên các tour Đà Nẵng và Hội An cho biết,  năm ngoái, tính trung bình anh nhận được khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.  “Khoảng thời gian sau Tết, tôi thường sẽ nhận các đoàn đi du xuân và đi lễ đầu năm. Tới tháng 3 và tháng 4 thì sẽ có những đoàn học sinh đi dã ngoại. Nghề hướng dẫn viên du lịch dù vất vả nhưng cho tôi cuộc sống khá thoải mái”, Linh nói.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 3

Nhưng từ khi dịch bệnh COVID-19 ập đến, nhiều hướng dẫn viên như Tùng Linh phải sống “cầm chừng”, những người chuyên nhận các đoàn khách inbound (du khách nước ngoài) thì hoàn toàn rơi vào cảnh thất nghiệp.

Khéo léo và giỏi giang khi vận hành trơn tru chuỗi dịch vụ cho thuê biệt thự qua đêm tại Hội An, Huỳnh Thị Như Như từng thu về khoảng 100 triệu đồng/tháng, tuy nhiên kể từ đầu năm nay, mức thu nhập khủng ấy đã chấm dứt. Hầu như các biệt thự rơi vào cảnh ế ẩm.

Nhiều người dự đoán phải đến năm 2023, du lịch Hội An mới có thể phục hồi được. Không chỉ tôi mà nhiều người làm du lịch đều có chung tâm trạng lo âu khi chưa biết khi nào tình cảnh dịch bệnh mới kết thúc”.

Quế Chi

“Khách nước ngoài không tới Hội An đồng nghĩa với việc chúng tôi không có doanh thu. Chủ nhà không chấp nhận cho thuê tiếp khiến chúng tôi phải đóng cửa dịch vụ” - Như thất vọng nói.

Theo Như Như, các công ty du lịch và nhà nghỉ tập trung đặc biệt vào đối tượng du khách Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, vốn chiếm 56% lượng khách quốc tế của Việt Nam vào năm 2019, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Không chỉ Hội An, ngành du lịch của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tháng 3, lượng khách quốc tế chỉ đạt khoảng 450.000 lượt, giảm 63,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã giảm 68,1%.

Nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam cho biết lượng phòng đặt trước và có khách tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM hay các điểm đến du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Hội An,... đã giảm từ 20-50%.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 4

Đến đầu tháng 6, tình hình đại dịch ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát. Nhằm cứu vãn ngành du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ban hành các chương trình kích cầu du lịch nội địa.

Các khách sạn, điểm du lịch và hãng lữ hành tung ra nhiều gói giảm giá với hy vọng thu hút khách trong nước đi du lịch, đặc biệt là Hội An. Tính trung bình, khoảng 3.000 du khách trong nước đã tới thăm Hội An vào mỗi cuối tuần.

Kể từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, du lịch trong nước bùng nổ, lượng khách nội địa đổ về các điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Hội An rất lớn. Đây cũng là dịp để ngành công nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội “trở mình” sau nhiều tháng tạm ngừng hoạt động.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 5

Một hướng dẫn viên du lịch tại Hội An cho biết, ngay sau một ngày ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng, đã có khoảng 2.000 người hủy đặt phòng tại Làng lụa Hội An.

Nhà cổ Tấn Ký - một điểm tham quan nổi tiếng nằm trên đường Nguyễn Thái Học, từng đón tới 1.000 du khách mỗi ngày trước khi dịch bệnh bùng phát, giờ rơi vào cảnh “cửa đóng then cài”.

“Nhiều người dự đoán phải đến năm 2023, du lịch Hội An mới có thể phục hồi được. Không chỉ tôi mà nhiều người làm du lịch đều có chung tâm trạng lo âu khi chưa biết khi nào tình cảnh dịch bệnh mới kết thúc”, Quế Chi nói.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 6

Trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên, Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt với thế giới khi không có ca tử vong nào. Thành công này đã thuyết phục nhiều chuyên gia kinh tế dự báo về một triển vọng tích cực trong năm 2020.

Nếu xét về tổng thể, nền kinh tế có khả năng phục hồi, thì nhiều doanh nghiệp cá nhân và người dân vẫn phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của đại dịch”.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay ước đạt 4,8% - con số tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong bốn quốc gia duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương được hãng đánh giá tín dụng Fitch dự kiến tăng trưởng kinh tế tích cực vào năm 2020. Tuy nhiên, du lịch và xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hơn nữa, theo ông Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của đại dịch.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 7

Một báo cáo được công bố gần đây của Ngân hàng Thế giới đã lưu ý: “Nếu xét về tổng thể, nền kinh tế có khả năng phục hồi, thì nhiều doanh nghiệp cá nhân và người dân vẫn phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của đại dịch”. Những gì đang diễn ra ở Hội An, Đà Nẵng là một ví dụ hoàn hảo cho thực tế này. “Ngành dịch vụ du lịch tại đây đem tới sinh kế cho hàng chục nghìn người. Ngay cả khi dịch bệnh có qua đi, người ta vẫn phải tập trung làm ăn trước khi nghĩ tới việc đi du lịch”, Quế Chi cho biết.

Dự định kết hôn vào cuối năm khiến Tùng Linh đang phải đau đầu vì các khoản thu chi. Hiện anh đã phải tạm gác nghề hướng dẫn viên để “chạy show” MC cho các chương trình, sự kiện.

Thất nghiệp chỉ sau một đêm ảnh 8

Bài: Bắc Hiệp

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.