Áp dụng cơ chế một cửa đối với hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATTP

(Ngày Nay) - Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ được thực hiện thí điểm trên Cơ chế một cửa quốc gia từ ngày 25/10 và sẽ chính thức áp dụng vào đầu năm 2020.
Sẽ có thêm hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATTP được Bộ Y tế thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia (Ảnh minh hoạ)
Sẽ có thêm hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATTP được Bộ Y tế thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5026/QĐ-BYT về việc áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia đối với 2 thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Theo đó, 2 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm của Bộ Y tế gồm: Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt

Như vậy, cùng với hai thủ tục này, đến nay, hàng loạt thủ tục hành chính về các lĩnh vực quản lý khác của ngành y tế đã được thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia...

Theo nội dung quyết định, các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được Bộ Y tế chỉ định hoặc giao nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận 100% hồ sơ, trả kết quả trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục: Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.

Thời gian thực hiện thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia: từ ngày 25/10/2019 đến hết ngày 31/12/2019 đối với 2 thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Từ ngày 01/01/2020, áp dụng chính thức Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.

Như vậy, theo danh mục 61 thủ tục hành chính cần triển khai trong năm 2019 trên Cơ chế một cửa quốc gia (theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Y tế có 24 thủ tục hành chính. Trước đó, Bộ Y tế đã thực hiện triển khai thí điểm 10 thủ tục hành chính (trong đó có 2 thủ tục hành chính mới nêu trên). Vậy từ nay đến hết 2019, Bộ Y tế còn phải tiếp tục triển khai 14 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch.

Đến nay, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện được 18 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Các thủ tục này bao gồm: Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm nhập khẩu; Công bố mỹ phẩm; Xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu; Nhập khẩu thuốc thành phẩm... Cấp phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu để nghiên cứu; cấp phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; cấp phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu là quà biếu, cho, tặng; cấp phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu do thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp...

Việc triển khai thêm 2 thủ tục hành chính mới trên được áp dụng vào ngày 01/01/2020 thì số lượng thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ Y tế sẽ là 20 thủ tục hành chính.

Còn trên cả nước, tính đến ngày 1/10/2019, đã có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối với 184 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia;  xử lý hơn 2,5 triệu bộ hồ sơ của hơn 33 nghìn doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.