Bệnh tay chân miệng lây với tốc độ nhanh, Hà Nội đã ghi nhận vài ổ dịch

(Ngày Nay) - Nhiều trường hợp trẻ nhỏ ở Hà Nội xuất hiện dấu hiệu của tay chân miệng cấp độ 2 mới đây đã phải nhập viện điều trị.

Nhiều ca không rõ nguồn lây

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, thành phố đã ghi nhận 201 trường hợp mắc tay chân miệng. Số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong hai tuần gần đây. Hiện đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Sở Y tế Hà Nội nhận định, nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn thành phố là hiện hữu nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. 

Ghi nhận tại Bệnh viện E, trong ba tuần trở lại đây tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám tay chân miệng.

ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, riêng trong ngày 7/7, đã có bốn bệnh nhi phải nhập viện vì có biểu hiện của tay chân miệng cấp độ 2.

Khi phát bệnh ở mức độ 2 trở lên, bệnh nhân sẽ sốt li bì, giật mình, run tay chân, đi đứng loạng choạng. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn xuất hiện triệu chứng tại cơ quan hô hấp và tuần hoàn như suy tuần hoàn, phù phổi cấp,...

“Bốn trường hợp này đều là các bé trai 13-17 tháng có chung các biểu hiện như sốt cao 39-40 độ, nổi phỏng nước trên da và giật mình. Trong đó, một bệnh nhi có tình trạng giật mình 10 phút/lần trong đêm. Sau thời gian điều trị, sức khoẻ của các bé đã ổn định, tỉnh táo, hạ sốt và hết hiện tượng giật mình”, BS Quý cho hay. 

Đặc biệt, trong số bốn bệnh nhi này, ngoài một trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm là người anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần thì các trường hợp còn lại đều không rõ nguồn lây.

Tay chân miệng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng hai khoảng thời gian xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất là tháng 4-6 và tháng 9-10, nguồn tin của báo Nhân Dân cho biết.

Bệnh tay chân miệng lây với tốc độ nhanh, Hà Nội đã ghi nhận vài ổ dịch ảnh 1

ThS, BS Trương Văn Quý đang khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. - Ảnh: Nhân Dân

Nên cách ly tối đa trẻ mắc bệnh

Theo bác sĩ Quý, tay chân miệng dễ lây lan với tốc độ rất nhanh. Đây có thể là vấn đề đáng lo ngại nếu mọi người chủ quan và không có góc nhìn toàn diện.

"Không loại trừ khả năng chúng ta sẽ phải trải qua một đợt dịch tương tự năm 2013, cao điểm của dịch tay chân miệng với nhiều trẻ bị di chứng nặng nề", bác sĩ Quý khuyến cáo.

Bác sĩ Quý giải thích nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ".

Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều loại virus khác nhau qua mỗi năm. Hiện nay, tay chân miệng chưa có vaccine và thuốc đặc trị.

Tùy vào mức độ cũng như thể trạng của mỗi bé, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Điển hình như biến chứng về thần kinh, tổn thương ở thân não dẫn đến liệt, bại não,...

Do có liên quan đến thân não nên bệnh sẽ có những di chứng về vấn đề hô hấp như khó thở, tổn thương trung tâm hô hấp, yếu cơ và liệt cơ. Với những biến chứng nặng hơn, bệnh nhân còn bị tổn thương đa cơ quan, trong đó có tổn thương và phù phổi dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Khi phát hiện bệnh ở trẻ nhỏ, bác sĩ Quý khuyên phụ huynh nên giữ được sự bình tĩnh để xử lý tốt nhất. Thông thường, các trường hợp đều biểu hiện ở mức độ 1 có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có sốt hoặc phát ban để các bác sĩ đánh giá toàn diện và quyết định trẻ đang ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Sau khi về nhà, người lớn nên rửa tay, thay đồ rồi mới tiếp xúc và tiến hành chăm sóc trẻ.

"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, phải cách ly tối đa, không để trẻ tiếp xúc với các bạn khác. Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học đồng thời báo trung tâm phòng tránh bệnh tật tại địa phương để có biện pháp khử khuẩn và phòng ngừa", bác sĩ Quý lưu ý.

Ngoài ra, về vấn đề dinh dưỡng, bác sĩ này cũng lưu ý tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn, đặc biệt là các trường hợp bị loét miệng. Bởi vậy, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể thay thế bằng sữa, cháo khi trẻ khó ăn.

Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung các chất nhằm tăng đề kháng như nước hoa quả, sữa chua,... Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn như hàng ngày, thậm chí ăn nhiều hơn do lúc này, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hồi phục nhanh chóng, theo Zing.vn.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.