Điều trị Covid-19 bằng thuốc sốt rét không đúng cách có thể gây rối loạn nhịp tim

Nhiều phương pháp điều trị Covid-19 liên tục được đưa ra, trong đó có dùng thuốc sốt rét HCQ mang nhiều kỳ vọng, tuy nhiên nó ẩn chứa nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Hình ảnh cho thấy bề mặt điện áp trên tim thỏ không có HCQ là bình thường, kích hoạt điện lan truyền đồng nhất; trong khi với HCQ, sóng lan truyền không đều, tạo ra các mô hình phức tạp và rối loạn nhịp tim.
Hình ảnh cho thấy bề mặt điện áp trên tim thỏ không có HCQ là bình thường, kích hoạt điện lan truyền đồng nhất; trong khi với HCQ, sóng lan truyền không đều, tạo ra các mô hình phức tạp và rối loạn nhịp tim.

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa tới hồi kết, ngành y tế trên toàn thế giới liên tục tìm kiếm những loại thuốc, phương pháp có thể giúp phòng chống, điều trị bệnh. Trong số đó có thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine (HCQ), được quảng cáo là loại thuốc nhiều tiềm năng. Tuy nhiên nó được nhận định là có tác động nghiêm trọng đối với nhịp tim.

Bằng cách sử dụng hệ thống bản đồ quang học, một nhóm các nhà nghiên cứu đã cố gắng quan sát chính xác cách thức loại thuốc này tạo ra nhiễu loạn nghiêm trọng trong các tín hiệu điện chi phối nhịp tim.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart Rhythm, đã phát hiện ra rằng loại thuốc này làm dễ dàng gây ra chứng loạn nhịp tim nguy hiểm trên động vật bằng cách thay đổi thời gian của sóng điện điều khiển nhịp tim. Mặc dù kết quả nghiên cứu trên động vật không thể bao gồm cho cả con người nhưng các video do nhóm nhà khoa học đưa ra thể hiện rõ cách thức thuốc có thể khiến nhịp tim bị rối loạn.

Giáo sư Flavio Fenton, thuộc Viện Công nghệ Georgia, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã minh họa thực nghiệm cách loại thuốc này thay đổi sóng trong tim và điều đó có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Chúng tôi cũng đã chứng minh rằng ánh xạ quang học cho phép nhìn thấy chính xác sự thay đổi của dạng sóng. Điều này đưa ra một minh chứng trực quan về cách thuốc có thể thay đổi sự truyền sóng trong tim”.

Nhóm nghiên cứu đã thấy sự kéo dài của sóng T, một phần của chu kỳ tim trong đó điện áp thường tiêu tan để chuẩn bị cho nhịp tiếp theo. Bằng cách mở rộng phần QT của một chu kỳ sóng, thuốc khiến rối loạn sóng trong giai đoạn tiếp theo, từ đó tạo ra chứng loạn nhịp tim. Những rối loạn như vậy có thể hình thành thêm chứng rung tâm, gây cản trở khả năng bơm máu của tim.

Tiến sĩ Shahriar Iravanian, đồng tác giả của bài báo, bác sĩ tim mạch tại Khoa Tim mạch, Khoa Điện sinh lý, tại Bệnh viện Đại học Emory cho biết, tình trạng dễ dàng bị kích hoạt các rối loạn tim được gọi là "QT dài", củng cố thêm các cảnh báo về việc sử dụng HCQ ở người.

"Nghiên cứu thực hiện trên số lượng trái tim rất nhỏ và rất có khả năng chống lại dạng rối loạn nhịp tim này. Nếu chúng tôi không thấy bất kỳ rối loạn nào do HCQ trong mô hình này, kết quả sẽ không được yên tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi đã quan sát thấy rằng HCQ dễ gây ra chứng loạn nhịp tim. Phát hiện này kết hợp với các báo cáo lâm sàng trước đó về trường hợp tử vong đột ngột cùng với rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân Covid-19 đang dùng HCQ, cho thấy loại thuốc này nên được coi là một loại thuốc có thể gây nguy hiểm”.

"Ảnh hưởng của rối loạn nhịp tim và QT dài là khá rõ ràng. HCQ chuyển các bước sóng thành các giá trị lớn hơn và khi định lượng sự phân tán dòng điện theo các phần của tim, chúng tôi đã thấy sự mở rộng của điện áp trên mô. Sự thay đổi rất rõ ràng khi so sánh các dạng sóng trong tim với và không có HCQ”, Ilija Uzelac nói thêm. Lượng thuốc sử dụng trong nghiên cứu là ở mức cao nhất được khuyến nghị cho bệnh nhân. Ban đầu, lượng thuốc được dùng nhiều hơn để mô phỏng tác dụng theo thời gian vì HCQ thường mất vài ngày để tích tuj trong cơ thể".

Giáo sư Fenton nói rằng: “Việc dùng thuốc sốt rét có thể khiến bước sóng trở nên ít đồng nhất hơn và điều đó ảnh hưởng đến sự lan truyền của các sóng bổ sung. Trong trường hợp xấu nhất, các bước sóng sẽ đi theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi phần của tim đang co bóp vào một thời điểm khác nhau, vì vậy nó không thể bơm máu đi khắp cơ thể”.

"Tình trạng này hiếm xảy ra ở bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ vì liều dùng được khuyến nghị của họ thấp hơn của bệnh nhân Covid-19. “Liều lượng được đề xuất cho bệnh nhân mắc Covid-19 cao hơn gấp 2-3 lần, đồng thời virus có hại cho tim, làm giảm nồng độ kali, từ đó làm tăng thêm nguy cơ bị rối loạn nhịp tim”, Tiến sĩ Iravanian nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, kháng sinh Azithromycin cũng có thể gây ra hiệu ứng QT dài tương tự như HCQ. Vì vậy, Giáo sư Fenton cùng các đồng nghiệp đang bắt đầu một nghiên cứu mới để đánh giá chính xác tác dụng khi dùng HCQ và kháng sinh azithromycin, phương pháp đang được đề xuất để điều trị bệnh.

Liên quan tới công cuộc tìm kiếm thuốc điều trị covid-19, vừa qua, Đại học Y khoa Chicago (Mỹ) đã đưa ra dữ liệu về hơn 100 bệnh nhân Covid-19 đã có phản ứng tốt hơn cả mong đợi đối với thuốc Remdesivir. Tuy nhiên, sau đó, một nghiên cứu ở Trung Quốc lại chứng minh rằng bệnh nhân dùng thuốc Remdesivir không cải thiện nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân sử dụng giả dược. Đây là loại thuốc được các nhà khoa học cho rằng nó có thể đạt tiêu chuẩn cao nhất so với nhiều loại thuốc đang được các nước nghiên cứu.

Theo VietQ
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.