Kỹ thuật ghì cổ - con dao hai lưỡi đối với cảnh sát

(Ngày Nay) - Ba ngày sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis, một người đàn ông da màu khác cũng đã bị cảnh sát ghì cổ xuống mặt đường bằng đầu gối trên một con phố tại thủ đô Paris của Pháp.


Cảnh sát đang khống chế một người biểu tình thuộc phong trào áo gi-lê vàng tại thủ đô Brussel, Bỉ vào ngày 26/5/2019. Ảnh: AP
Cảnh sát đang khống chế một người biểu tình thuộc phong trào áo gi-lê vàng tại thủ đô Brussel, Bỉ vào ngày 26/5/2019. Ảnh: AP

Các kỹ thuật khống chế bằng đầu gối thực chất được sử dụng bởi hầu hết các lực lượng cảnh sát trên thế giới trong việc bắt giữ nghi phạm. Tuy nhiên, những kỹ thuật này cũng đã bị chỉ trích rất nhiều bởi độ nguy hiểm của chúng. Một trong những nguyên do cái chết Floyd làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng trên toàn thế giới là vì kỹ thuật ghì đè đã gây ra cái chết của ông được cho là có thể dễ dàng gây ra chứng ngạt thở. Và trong thực tế, đã có vô số nghi phạm bên ngoài nước Mỹ đã chết vì bị cảnh sát ghì đè bằng đầu gối, trong số họ hầu hết là người da màu.

“Không thể nói rằng tình hình ở Mỹ khác nhiều với chúng tôi,” nhà lập pháp người Pháp Francois Ruffin nói. Ông Ruffin cũng đã lên tiếng thúc đẩy quá trình ngăn cấm các hành động ghì đè nghi phạm của cảnh sát Pháp. Quá trình kêu gọi của nhà lập pháp này đã bị trì hoãn bởi dịch COVID-19.

Vụ cưỡng chế tại thủ đô Paris vào ngày 28 tháng 5, trong đó một người đàn ông da màu bị cảnh sát thành phố khống chế bằng đầu gối đã dấy lên những so sánh đầy phẫn nộ của dư luận với sự kiện hôm 25 tháng 5 ở Minneapolis. Nghi phạm người da màu được cho là đã bị đè lên hàm, sau gáy và ngực áp sát mặt đường.

Kỹ thuật ghì cổ - con dao hai lưỡi đối với cảnh sát ảnh 1

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ khống chế người biểu tình tại Istanbul. Ảnh: AP

Những người qua đường đã ghi lại hình ảnh của vụ bắt giữ tại Paris và chia sẻ trên mạng. Cảnh sát thành phố cho biết người đàn ông da màu kể trên đã lái xe sau khi sử dụng chất gây nghiện và đồ uống có cần. Thêm vào đó, anh ta không có bằng lái và đã không hợp tác với cảnh sát. Ngay sau khi đó vụ việc đã được đưa ra khởi tố.

Tại Hong Kong, hành vi của cảnh sát đang bị quan sát gắt gao bởi dư luận thế giới sau hàng tháng trời diễn ra biểu tình chống chính phủ. Lực lượng cảnh sát thành phố tuyên bố rằng họ đang điều tra cái chết của một người đàn ông được cho là đã bị cảnh sát ghì úp mặt cho tới chết vào tháng 5 vừa qua. 

Luật pháp và các hình thức liên quan tới các kỹ thuật khống chế của cảnh sát của mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau.

Tại Bỉ, Stany Duriex - người có thâm niên trong lĩnh vực huấn luyện lực lượng cảnh sát nói rằng ông luôn khiển trách bất cứ tân binh nào mỗi khi “họ dùng đầu gối đè lên các phần xương sống của nghi phạm.”

“Một điều khác bị nghiêm cấm là đè toàn lực vào người của đối tượng, điều này có thể khiến xương sườn bị gãy và gây ra ngạt thở,” ông Durieux cho hay.

Hành vi của viên cảnh sát Derek Chauvin - người đã ghì George Floyd tới chết đã nhận được sự chỉ trích của nhiều cảnh sát và chuyên gia tại Mỹ. Đồng thời nhiều đồng nghiệp từ lực lượng cảnh sát tại các nơi trên thế giới cũng đã lên tiếng phản đối hành động của viên cảnh sát thành phố Minneapolis. Chauvin đã bị kết án với tội giết người cấp độ ba với việc ghì đầu gối của mình vào cổ Floyd cho tới khi ông này ngừng kêu gào và trở nên bất động hoàn toàn.

Kỹ thuật ghì cổ - con dao hai lưỡi đối với cảnh sát ảnh 2

Viên cảnh sát Derek Chauvin đè lên cổ George Floyd khiến nạn nhân tử vong sau đó. Ảnh: AP

Tại Israel, người phát ngôn của lực lượng cảnh sát Micky Rosenfeld đã tuyên bố rằng “không có bất kỳ phương pháp chính quy nào cho phép ghì đè vào phần cổ hay đường hô hấp của nghi phạm.”

Tại Đức, nhiều cảnh sát đã được huấn luyện cách tạo áp lực lên phần đầu của nghi phạm chứ không phải phần cổ của họ, Liên hiệp cảnh sát Đức cho hay.

Tại Anh, Học viện cảnh sát của nước này khuyến cáo đặt nghi phạm ở vị trí nằm nghiêng, ngồi, quỳ hay đứng “trong trường hợp có thể”. Mọi hướng dẫn trên trang chủ của lực lượng cảnh sát thành phố London đều nói rằng việc khống chế ở phần cổ là rất nguy hiểm.

Dù là trong một quốc gia, phương pháp khống chế của cảnh sát cũng rất khác nhau.

Cuốn cẩm nang dày hàng trăm trang của Cục Cảnh sát Thành phố New York đã in hoa những điều luật trong đó “CẤM” các sĩ quan sử dụng kỹ thuật ghì đè và nên “tránh các hành động có thể dẫn sự đè nén ở phần ngực, như ngồi, quỳ, hoặc đứng trên ngực hoặc lưng của đối tượng, những hành động này có thể làm giảm khả năng hô hấp của đối tượng.”

Kỹ thuật “sleeper hold” cho phép chặn mạch máu trên cổ của đối tượng bằng tay đã được cho phép bởi lực lượng cảnh sát thành phố San Diego trước khi cái chết của Floyd làm thay đổi tất cả. Cảnh sát trưởng David Nisleit nói rằng ông sẽ nghiêm cấm kỹ thuật nguy hiểm trên trong tuần này.

Lực lượng hiến binh tại Pháp đã được khuyến cáo không đè xuống ngực và các vùng nội tạng quan trọng của nghi phạm, đồng thời các kỹ thuật tương tự sẽ bị loại bỏ khỏi chương trình đào tạo,  Đại tá Laurent De La Follye de Joux - trưởng bộ phận đào tạo của lực lượng hiến binh cho hay.

“Không cần làm bác sĩ ta cũng thấy được sự nguy hiểm,” ông nói.

Nhưng những quy chuẩn, cũng như những điều luật đối với lực lượng cảnh sát tại Pháp dường như vẫn bỏ sót nhiều lỗ hổng. Điều luật được đưa ra vào năm 2015 quy định việc tạo áp lực lên ngực của nghi phạm nên “càng ngắn càng tốt”.

Nhân viên của liên hiệp cảnh sát Christophe Rouget đã trình bày vắn tắt quan điểm của các nhà lập pháp trước việc nghiêm cấm các kỹ thuật siết nghẹt. Trong đó, ông chỉ ra rằng nếu cảnh sát không sử dụng súng lục hay súng điện thì việc khống chế từ trên là lựa chọn an toàn nhất, bởi nó ngăn việc nghi phạm phản kháng một cách hiệu quả.

“Chúng ta không có nhiều lựa chọn,” ông nói. “Những kỹ thuật này được sử dụng bởi hầu hết lực lượng cảnh sát trên thế giới bởi chúng kém nguy hiểm nhất. Điều quan trọng là chúng phải được sử dụng đúng lúc. Tại Mỹ, kỹ thuật này đã bị sử dụng sai cách, áp lực được đặt vào sai chỗ và trong khoảng thời gian quá dài.”

Ông Rouget cũng chỉ ra rằng “vấn đề thực sự” tại Pháp là việc các sĩ quan cảnh sát chưa được đào tạo đủ bài bản và thường xuyên sau khi đã tốt nghiệp.

“Để trở nên thành thục, anh phải không ngừng luyện tập,” ông nói.

Theo AP
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.