Làn sóng đại dịch COVID-19 thứ 2 ở Trung Quốc

Gần 108 triệu dân ở khu vực Ðông Bắc Trung Quốc đang bị phong tỏa trở lại, trong khi số ca mắc COVID-19 mới tại đất nước này không ngừng gia tăng, đe dọa làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ hai. 
Phong tỏa nghiêm ngặt tại TP. Thư Lan, Trung Quốc kể từ trưa 18/5.
Phong tỏa nghiêm ngặt tại TP. Thư Lan, Trung Quốc kể từ trưa 18/5.

Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), mấy ngày nay, liên tiếp thông báo các ca bệnh COVID-19 mới. Theo báo South China Morning Post, tất cả trường hợp này đều liên quan đến một phụ nữ cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại thành phố Thư Lan, thuộc tỉnh Cát Lâm hôm 7/5 trước đó. Tỉnh Liêu Ninh gần đó cũng có những trường hợp liên quan đến nguồn bệnh này...

Một loạt diễn biến trên làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ xảy ra làn sóng ca COVID-19 thứ 2 tại Trung Quốc đại lục trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này tìm cách mở cửa lại sau thời gian phong tỏa để đối phó dịch bệnh. Ông Zhong Nanshan - Cố vấn Y tế cấp cao của Chính phủ Trung Quốc - cho hay Trung Quốc vẫn đối mặt “thách thức lớn” về nguy cơ tái diễn dịch bệnh.

Trước tình thế đó, biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã được thực thi tại thành phố Thư Lan, hiện gồm 700 nghìn dân, kể từ trưa 18/5 (theo giờ địa phương). Theo đó, các tòa nhà có người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 đều bị phong tỏa và chỉ có 1 người trong mỗi gia đình được phép rời nhà mua các nhu yếu phẩm trong 2 tiếng với 2 ngày/lần. Các dịch vụ chuyển phát hầu như đều dừng lại trong khi các loại thuốc hạ sốt đã bị cấm bán tại các cửa hàng thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng mọi người che giấu triệu chứng mắc bệnh. Các thành phố khác ở tỉnh Cát Lâm đã tạm dừng các chuyến tàu và xe bus, đóng cửa các trường học, cũng như cách ly hàng chục nghìn người.

Trong khi đó, chính quyền TP. Vũ Hán đang cho tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với toàn bộ 11 triệu dân sau khi ghi nhận một chùm 6 ca nhiễm trong cộng đồng vào 2 ngày 9 và 10/5.

Sự lo âu cộng đồng

Sự căng thẳng trước nguy cơ dịch bệnh quay trở lại đã nhanh chóng lan rộng sang các khu vực xung quanh, thậm chí cả ở những nơi chưa có ca mắc mới nào được ghi nhận. “Mọi người đang cảm thấy thận trọng trở lại” - Fan Pai, nhân viên tại một công ty thương mại ở TP. Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh - khu vực cũng đang đối mặt với việc nối lại các quy định phong tỏa - cho biết. “Trẻ em chơi đùa ngoài trời phải đeo khẩu trang trở lại và các nhân viên y tế phải mặc các bộ đồ bảo hộ. Thật tuyệt vọng bởi bạn không biết khi nào điều này sẽ kết thúc” - Fan Pai chia sẻ.

Shen Jia, một nhân viên bán hàng tại Thẩm Dương vừa phải hủy bỏ chuyến công tác 3 ngày tới TP. Cát Lâm bởi nếu không, anh sẽ bị cách ly 21 ngày khi quay trở về. “Bạn có thể cảm thấy lệnh kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt. Mọi người đang cẩn thận hơn và giảm các hoạt động ngoài trời” - Shen Jia khẳng định.

“Mọi người đều bồn chồn lo sợ. Tôi chưa bao giờ nghĩ tỉnh Cát Lâm lại là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh khi cả nước quay trở lại cuộc sống bình thường” - nhân viên một nhà máy dược phẩm tại TP. Đồng Thoại, tỉnh Cát Lâm cho biết.

Rà soát các ca nhập khẩu

Các nhà chức trách y tế Trung Quốc vẫn chưa biết các ca mắc COVID-19 mới đã bùng phát như thế nào song nghi ngờ rằng các bệnh nhân có thể đã tiếp xúc với những người mắc bệnh quay trở về từ Nga - hiện đã là ổ dịch lớn nhất châu Âu. Được biết, thành phố Thư Lan nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc, chia sẻ đường biên giới với Nga và Triều Tiên. Hiện tất cả những người từ Nga trở về thành phố Thư Lan từ ngày 1/1/2020 đến nay được yêu cầu chủ động đăng ký thông tin với chính quyền địa phương và tiến hành xét nghiệm axit nucelic.

“Các ca nhập khẩu từ nước ngoài và những ca bệnh trong nước đã tạo nên “sức ép kéo” cho chúng tôi trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2” - ông Wang Bin, một quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho hay.

Mặc dù cũng như nhiều địa phương khác, các tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc đã thực hiện cách ly ngay khi nhập cảnh đối với những người trở về từ nước ngoài, nhưng các quan chức nước này nghi ngại rằng có thể đã có những lỗ hổng và thiếu sót trong công tác đưa đón và cách ly tập trung để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo SK&ĐS
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.