Những ảnh hưởng tâm thần 'thời COVID-19'

Đại dịch COVID-19 đã tác động tới sức khỏe tâm thần của mọi người theo nhiều cách khác nhau, nếu nhẹ thì có thể tự điều chỉnh và khi đại dịch qua đi bệnh sẽ tự hết, còn trường hợp nặng cần có sự can thiệp của y tế. 
Đại dịch COVID-19 tác động tới sức khỏe tâm thần ở các mức độ khác nhau.
Đại dịch COVID-19 tác động tới sức khỏe tâm thần ở các mức độ khác nhau.

Tựu chung có hai cách chính tác động tới sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19, đó là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Ảnh hưởng trực tiếp: COVID-19 tác động đến người ở vùng dịch, người bị cách ly và toàn xã hội theo các mức độ khác nhau, trên nguyên tắc ai càng “gần” virus hơn thì người đó càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tác động gián tiếp là các hậu quả do đại dịch gây ra như bị nghỉ việc, mất thu nhập, đóng cửa hàng, cấm đi lại, kinh tế suy thoái... dẫn đến các căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của người bình thường.

Các ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mạnh mẽ, thậm chí dẫn đến các rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do COVID-19 rất đa dạng và phong phú, hay gặp nhất là trầm cảm và lo âu lan tỏa.

Trầm cảm

Bệnh nhân mất hết các hứng thú và sở thích của mình, nét mặt luôn âu sầu hoặc cau có, luôn than phiền mệt mỏi, mất năng lượng. Người trầm cảm ăn mất ngon, sút cân, ngủ rất ít, hay buồn vô cớ, chán nản, bi quan về đại dịch COVID-19 nói chung, về số phận của mình nói riêng. Bệnh nhân hay lo lắng về những việc không đâu, hoạt động chậm chạp hẳn, rất khó quyết định cả với những việc rất đơn giản. Có nhiều bệnh nhân sẽ có những ý nghĩ tiêu cực như cho rằng tình trạng sức khỏe của mình xấu thế thì sẽ chết mất. Tệ hơn, bệnh nhân còn mong muốn mình chết đi cho nhẹ nợ hoặc có hành vi tự sát. Nhìn chung, trầm cảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không bền vững và không kéo dài. Khi đại dịch đi qua được một thời gian, khi nhịp sống trở lại bình thường thì số bệnh nhân trầm cảm này cũng tự khỏi bệnh. Do rối loạn này không bền vững nên thường được gọi là rối loạn thích ứng.

Với các bệnh nhân trầm cảm do COVID-19, cần đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về dịch bệnh. Tuyên truyền sao cho mọi người không chủ quan về đại dịch, nhưng cũng không được hoang mang. Nếu tuân thủ tốt các yêu cầu giãn cách xã hội thì dịch COVID-19 sớm được khống chế, các bệnh nhân trầm cảm cũng sẽ dần dần khỏi bệnh. Các trường hợp trầm cảm có mất ngủ trầm trọng, bỏ ăn, có ý định tự sát cần được nhập viện và điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Lo âu lan tỏa

Bệnh nhân lo lắng quá mức, không thể kiểm soát. Bệnh nhân lo lắng về bất cứ chủ đề gì như bao giờ đại dịch đi qua, bao nhiêu người đã lây nhiễm, số người chết... không chỉ ở địa phương mà còn trên tầm quốc gia và thế giới. Bệnh nhân biết các lo lắng đó là vô lý và quá mức nhưng không sao kiểm soát được. Bệnh nhân lo lắng suốt cả ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi ngủ. Sự lo lắng, căng thẳng đó dẫn đến rất nhiều triệu chứng cơ thể phối hợp như run tay, căng cơ, đánh trống ngực, bồn chồn, đầy bụng, mót đi tiểu liên tục, đi ngoài phân lỏng, vướng ở cổ, khó nuốt... Tình trạng lo lắng căng thẳng của bệnh nhân sẽ nhanh chóng phát triển tới tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Bệnh nhân lo không đủ khẩu trang dùng, lo hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, nước sát khuẩn, lo cửa hàng đóng cửa thì mua lương thực, thực phẩm ở đâu, nghỉ học thế thì thi cử thế nào... Tóm lại, bệnh nhân lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra trên đời, từ nhỏ đến lớn, từ xa đến gần. Mọi sự lo lắng chỉ chấm dứt khi bệnh nhân đã... ngủ. Nhưng bệnh nhân ngủ cũng không sâu giấc và hay dậy sớm. Sau khi thức giấc thì họ lại tiếp tục... lo!

Với các bệnh nhân có lo âu lan tỏa, cần được học các bài tập thở để thư giãn. Đứng hoặc ngồi một chỗ, hít thật sâu, thở chậm khoảng 10 lần thì họ sẽ thấy đỡ lo lắng hơn. Cơ chế của việc thở sâu là làm giảm lo lắng, đó là thông khí tăng, thải trừ bớt lượng CO2 trong máu khiến bệnh nhân giảm lo âu. Tuy tình trạng giảm lo âu sau thở sâu chỉ giảm được tạm thời, nhưng nó lại rất có ích vì giúp bệnh nhân làm chủ lại được chính bản thân mình.

Các trường hợp lo lắng và căng thẳng nặng bệnh nhân cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị bằng thuốc bình thần hoặc thuốc chống trầm cảm.

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103)

Theo SK&ĐS
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.